Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

1.1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường chèn ép vào ống sống hay rễ thần kinh và gây nên sự đứt rách vòng sợi. Đây là bệnh lý thuộc nhóm cơ xương khớp thường xảy ra ở 2 vị trí điển hình là cổ và thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở 2 vị trí là cột sống cổ và cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở 2 vị trí là cột sống cổ và cột sống thắt lưng
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: cột sống có thường xuyên vận động nên các đĩa đệm phải chịu áp lực dẫn đến dễ tổn thương, phổ biến nhất là cột sống cổ C5 C6
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: đây là vị trí đau thường gặp nhất, người bệnh thường đau ở vị trí L4 L5

1.2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Các căn bệnh liên quan đến xương khớp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có một số yếu tố có thể gây ra thoát vị đĩa đệm là:

  • Tuổi tác cao: tuổi tác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tế bào sụn hoạt động kém, giảm khả năng tổng hợp các collagen, mucopolysaccharide gây nên nhiều bệnh khác nhau không chỉ riêng thoát vị đĩa đệm.
  • Tác nhân di truyền: thiếu canxi khoáng chất ở mẹ dẫn đến tình trạng thai nhi sinh ra có hệ xương khớp không ổn định có thể gây nên nhiều bệnh lý xương khớp và một trong số đó là thoát vị đĩa đệm.
  • Bị tác động ngoại lực: các yếu tố gây nên các chấn thương như tai nạn, chơi thể thao quá đà, ngã từ trên cao, các chấn thương do đột ngột thay đổi tư thế…cũng làm khởi phát bệnh.
Sinh hoạt sai cách, sai tư thế cũng dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm
Sinh hoạt sai cách, sai tư thế cũng dẫn đến bị thoát vị đĩa đệm
  • Thói quen sinh hoạt và làm việc sai cách: Những thói quen tưởng chừng như vô hại (như tư thế làm việc, tư thế ngủ,…) có thể là nguyên nhân chính gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm.

1.3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là những biểu hiện tiêu biểu của triệu chứng thoát vị đĩa đệm:

  • Đau nhói là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm, các triệu chứng đau còn phải dựa vào vị trí thoát vị.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bệnh nhân sẽ có cảm giác tê chân, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đi lại khó khăn hơn do đau hoặc teo cơ…
  • Thoát vị đĩa đệm cổ đặc trưng bởi các cơn đau đốt sống cổ, cổ bị cứng vào mỗi buổi sáng, tê cánh tay, đau vai gáy….

2. Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Vì các bệnh liên quan đến cơ xương khớp đều đặc biệt nguy hiểm có thể gây biến chứng liệt cho bệnh nhân cả đời. Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng càng ẩn chứa nhiều biến chứng nghiêm trọng

  • Rối loạn tiểu tiện: tiểu không tự chủ, bí tiểu do dây thần kinh cột sống lưng bị chèn ép
  • Đau thần kinh tọa: các cơn đau buốt chạy dọc thần kinh tọa lan ra hông và xuống hai chân.
  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: khó khăn trong việc vận động như xoay người, cúi người…; biến chứng của thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến tình trạng teo cơ dẫn đến khó khăn trong việc đi lại nghiêm trọng hơn thoát vị đĩa đệm nếu không được can thiệp sớm sẽ làm người bệnh bị liệt do teo cơ.

3. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm

Có một vài cách điều trị thoát vị đĩa đệm là: điều trị bằng thuốc nam, sử dụng thuốc tây, các bài tập hỗ trợ và điều trị bằng tế bào gốc.

  • Các bài thuốc nam: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể dùng rễ đinh lăng và vỏ bí đỏ để trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm.
  • Sử dụng thuốc tây: việc sử dụng thuốc tây để trị thoát vị cần được sự tư vấn và kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không nên sử dụng bừa bãi để tránh hậu quả đáng tiếc.
Sử dụng thuốc tây có sự chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc khi điều trị thoát vị đĩa đệm
Sử dụng thuốc tây có sự chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc khi điều trị thoát vị đĩa đệm
  • Bài tập hỗ trợ: tập các bài tập như đảo máu hoặc giãn cổ kết hợp với các loại thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
  • Điều trị bằng tế bào gốc: sử dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản, các tế bào gốc được chiết xuất để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm hiệu quả và an toàn

4. Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và không nên ăn gì luôn là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân của căn bệnh này thắc mắc. Để giúp người bệnh có thể điều trị thoát vị đĩa đệm tốt hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi về chế độ ăn và những thực phẩm nên và không nên ăn sau đây:

4.1. Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Người mắc thoát vị đĩa đệm nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều người bệnh và gia đình họ thắc mắc? Để giúp người bệnh có thể điều trị bệnh tốt nhất, những thực phẩm nên tích cực ăn là:

  • Thực phẩm giàu canxi: các loại thực phẩm giàu canxi đều giúp xương chắc khỏe hơn, giúp ngừa bệnh loãng xương một cách hiệu quả. Canxi có nhiều trong cá, cà rốt, súp lơ, các loại rau màu xanh đậm, đậu nành, sữa… Vì vậy, hãy tăng cường tiêu thụ những thực phẩm này.
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu omega 3
Bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Người bệnh nên ăn thực phẩm giàu omega 3
  • Thực phẩm giàu omega 3: giúp chống viêm, giảm đau cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung ngay những thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, đậu nành, hạt óc chó, hạt hướng dương, hạnh nhân,…vào bữa ăn hàng ngày nhé.
  • Các loại thực phẩm có vitamin C: Vitamin C sẽ giúp bạn giảm đau, chống viêm, chống ngăn ngừa lão hóa vô cùng hiệu quả, do đó đây là những thực phẩm mà bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn. Vitamin C có nhiều trong rau xanh và trái cây, cụ thể như cam, quýt, chanh, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, ớt chuông,…

4.2. Bị thoát vị đĩa đệm không nên ăn gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm nên ăn, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần hạn chế hoặc tránh sử dụng những món ăn sau nhằm ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Những thực phẩm bạn không nên đưa vào thực đơn hàng ngày là:

  • Đồ chiên xào, chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo xấu, có hại cho cấu trúc cột sống.
  • Những thực phẩm giàu photpho, giàu đạm như thịt chó, …. có tác dụng làm giảm canxi có trong xương, không tốt cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm.
  • Nội tạng động vật như lòng, mề, ruột có chứa rất nhiều purin, khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh.
  • Ăn nhiều đồ quá ngọt hoặc quá mặn sẽ làm triệu chứng viêm nghiêm trọng hơn, cản trở khả năng hấp thụ canxi của cột sống
  • Các loại thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, thịt dê… sẽ làm giảm hàm lượng canxi trong xương, khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn.
  • Chất kích thích, rượu bia, nước ngọt có ga….
  • Thực phẩm giàu Omega 6 dù tốt cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ thừa thì nó có thể làm gia tăng sự giữ nước và khiến máu bị vón cục trong lòng mạch, gây tê bì cục bộ.

 4.3. Một số lưu ý của người bệnh thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn đang trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy xây dựng một thực đơn khoa học, hợp lý. Bạn cần lên danh sách các món ăn cần bổ sung mỗi ngày cũng như thực phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ làm chậm quá trình lão hóa, giữ xương được chắc khỏe hơn ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

Một vài điều cần lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống cho người bị thoát vị đĩa đệm là:

  • Ăn theo nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong một bữa.
  • Xây dựng thực đơn có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không ăn quá nhiều đạm, thiếu chất xơ.
  • Uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ngày.
  • Hạn chế vận động sau khi ăn, cần nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau ăn.
  • Trước khi tập tập thể dục thể thao, bạn cần ăn nhẹ nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Ăn chín, uống sôi và hạn chế ăn đồ tươi sống.
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7