Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng đặc biệt đáng lo ngại cho người bệnh. Nếu được chẩn đoán bị bệnh này, người bệnh cần cảnh giác với những biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gặp phải và có hướng dự phòng điều trị từ trước.

 1. Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ gặp phải khá nhiều vấn đề về vận động, đi lại, lao động làm việc và ảnh hưởng không nhỏ tới cảm giác của người bệnh. Đáng lo ngại hơn, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Cụ thể các biến chứng như sau:

Bị biến dạng cột sống thắt lưng

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, các đốt sống ở vị trí này sẽ bị thay đổi hình thể, cấu trúc, gây đau nên khiến người bệnh phải thay đổi trạng thái khi cúi người, đi lại, di chuyển, đứng lên ngồi xuống. Lâu ngày sẽ gây vẹo cột sống, khiến người bệnh bị cong lưng hoặc gù lưng.

Các dây thần kinh ở thắt lưng sẽ bị chèn ép

Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa, cơ chế tự nhiên của các đốt sống sẽ tự bù lại gây ra các gai nhỏ. Sự gia tăng của hình thể đốt sống có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh đi qua cột sống gây đau đớn và có thể dẫn tới các biến chứng như teo chân, đau thần kinh tọa.

Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây tê bì chân tay, ngứa nóng khó chịu, cơ bị co lại và thấy khó khăn khi vận động
Khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây tê bì chân tay, ngứa nóng khó chịu, cơ bị co lại và thấy khó khăn khi vận động

Tủy thắt lưng cùng bị chèn ép

Khi mức độ thoái hóa nặng sẽ gây chèn ép tới tủy thắt lưng cùng. Ở vị trí chèn ép này, vận động của người bệnh sẽ đặc biệt khó khăn, có thể bị bại tứ chi.

Các bệnh lý nguy hiểm ở cột sống

Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây ra các tổn thương ở gai cột sống, các bệnh như thoát vị đĩa đệm. Nếu cùng lúc bị thoái hóa cột sống, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ gặp phải vô số các triệu chứng và biến chứng khó chịu.

Có thể gây tàn phế suốt đời

Khi các dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương, nguy cơ người bệnh bị bại liệt rất cao, các cơ teo cứng khó cử động, lâu ngày sẽ dẫn tới liệt không thể vận động một cách chủ động theo ý muốn.

2. Phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cách nào?

Chế độ ăn uống và luyện tập khoa học giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng
Chế độ ăn uống và luyện tập khoa học giúp phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng chủ yếu do ngoại cảnh, môi trường tác động, chế độ ăn uống, tập luyện chưa khoa học, làm việc quá sức, lao động sớm,…. Đây đều là những nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

Nếu bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ cảm thấy đau phần dưới của lưng âm ỉ, có thể đau đột ngột sau khi mang vác nặng, sau khi vận động nhiều, sau khi thay đổi tư thế hay thay đổi thời tiết. Cột sống thắt lưng có thể bị biến dạng, vẹo làm hạn chế vận động.

Chính vì thế, để tránh bị bệnh, mỗi chúng ta đều phải học cách phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Cụ thể:

  •  Tránh các tư thế xấu khi sinh hoạt, lao động: ngồi lâu, đứng lâu một tư thế. Ví dụ: Đi máy bay, ôtô đường dài, tư thế ngồi đúng nhất là ngả lưng ra sau khoảng 15 độ (lưng ghế và mặt ghế tạo thành 1 góc 105 độ), ngồi dựa vào lưng ghế.
  •  Tránh mang vác vật quá nặng hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột, sai tư thế.
  •  Tránh gây căng thẳng lên cột sống
  •  Nên thực hiện các bài tập tác động nhẹ như đi bộ, bơi lội, tập yoga. Các bài tập cho cổ, lưng nhẹ nhàng hoàn toàn có thể tập tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Muốn phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện.
  •  Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng dễ dàng nhất là đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt. Nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ, ít chất béo để làm giảm khối lượng cơ thể, cột sống chỉ phải đỡ một khối lượng nhỏ. Các loại thực phẩm như: cá, các loại hạt, rau lá xanh rất tốt.
  •  Không nên hút thuốc vì độc tố, chất nicotine trong thuốc lá có thể ngăn chặn đĩa đệm hấp thu vitamin, chất dinh dưỡng.
  •  Ngủ đủ giấc giúp các khớp xương được nghỉ ngơi, vận động linh hoạt hơn.

Với những lưu ý dự phòng điều trị trên đây, người bệnh có thể tránh được các biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng giữ cho bệnh không tiến triển nặng và đáp ứng được với các biện pháp điều trị được áp dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng và các bệnh về xương khớp hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia tư vấn.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7