Các bài thuốc trị gai cột sống
Trong thiên nhiên, có rất nhiều cây thuốc quý. Với bệnh gai cột sống, thiên nhiên cũng có một số cây thuốc có thể sử dụng làm giảm các cơn đau, chống viêm, hỗ trợ điều trị rất tốt. Bài viết dưới đây chia sẻ các bài thuốc trị gai cột sống an toàn thừ thiên nhiên.
Nội dung bài viết
1. Bài thuốc từ cây lá lốt
Như chúng ta đã biết, lá lốt có tính chất kháng khuẩn. Mặt khác, lá lá lốt còn có thể giúp cho cơ thể giảm bớt cơn đau. Hơn thế nữa lá lốt cũng có thể chống viêm. Các đặc tính này nhờ tinh chất dồi dào bên trong lá lốt. Do đó sử dụng lá lốt giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau do bệnh gai cột sống gây ra, đồng thời giảm bớt tình trạng viêm tại các khớp.
Cách sử dụng lá lốt chữa bệnh gai đốt sống:
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: 500g lá lốt, 50 – 70g lá đinh lăng
- Cách làm: Đem hai thứ trên rửa sạch, rồi cho vào ấm sắc chung với 3 bát nước trên lửa nhỏ đến khi còn 1 bát rồi chắt bỏ bã.
- Cách dùng: Uống thuốc sau bữa ăn tối khi thuốc vẫn còn ấm.
Lưu ý: Dùng liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ thấy hiệu quả của thuốc.
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 30g lá lốt, 30g hy thiêm hào và 25g ngải cứu
- Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch sau đó giã nát và cho thêm 1 thìa muối hạt vào giã cùng
- Cách dùng: Sử dụng 1 túi vải sạch để bọc hỗn hợp thuốc rồi đắp lên vùng bị tổn thương.
Lưu ý: Thực hiện đắp cho người bệnh 2 lần mỗi ngày, thực hiện vào buổi sáng và buổi tối. Nên thực hiện kiên trì và đều đặn để phát huy tác dụng của thuốc.
2. Bài thuốc từ cây đinh lăng
Cách sử dụng cây đinh lăng chữa bệnh gai đốt sống:
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: khoảng 20g rễ đinh lăng.
- Cách làm: Đem rửa sạch lượng đinh lăng trên rồi sao trên chảo nóng cho khô. Sau đó cho vào ấm khoảng 500ml nước sắc chung. Đun cho đến lúc còn khoảng 150ml thì dừng lại.
- Cách dùng: Uống thuốc 3 lần trong ngày.
Lưu ý: Sử dụng khi còn ấm nóng để phát huy tác dụng.
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 12g rễ đinh lăng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g huyết rồng, 8g cỏ xước, 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt, 4g quế chi.
- Cách làm: Bỏ tất cả nguyên liệu trên vào ấm. Đổ đầy nước rồi đun sôi. Giảm bớt lửa, tiếp tục đun cho đến khi còn khoảng 2 bát nước cốt thì ngừng.
- Cách dùng: Uống thuốc 3 lần trong ngày.
Lưu ý: Sử dụng 10 ngày liên tục người bệnh sẽ thấy tác dụng rõ rệt của thuốc.
3. Bài thuốc từ ngải cứu
Tác dụng nổi bật của ngải cứu là giảm đau. Ngoài ra có một số tác dụng khác như: Khứ hàn, bồi bổ sức khỏe. Do đó ngải cứu thường được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh. Với bệnh gai cột sống, ngải cứu cũng có tác dụng rất rõ rệt.
Cách sử dụng ngải cứu chữa bệnh gai đốt sống:
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: lấy 1 nắm ngải cứu cùng với 3 thìa muối biển.
- Cách làm: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước. Sau khi ngải cứu đã ráo nước, cho lên chảo cùng với muối biển sao nóng. Lưu ý sử dụng lửa nhỏ để sao thuốc.
- Cách dùng: Dùng miếng vải bọc thuốc lại, tiến hành chườm trực tiếp lên vị trí đốt sống bị đau nhức của người bệnh.
Lưu ý: Bạn cần thực hiện bài thuốc đều đặn 2 lần mỗi ngày, duy trì trong 1 tháng liên tục để thấy hiệu quả của thuốc.
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 300g ngải cứu, 3 thìa cà phê mật ong.
- Cách làm: rửa sạch ngải cứu với nước muối loãng, để ráo nước. Sau khi ráo nước, cho ngải cứu vào cối giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt. Cuối cùng thêm mật ong vào và khuấy đều.
- Cách dùng: Sử dụng 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Sử dụng 3 tháng đều đặn.
Bài thuốc thứ ba:
- Nguyên liệu: 30g lá ngải cứu, muối hột
- Cách làm: Phơi tái ngải cứu, rang khô muối hột. Sau đó cho hai thứ trên vào túi. Tiến hành khâu miệng túi rồi cho vào lò vi sóng quay 3 phút.
- Cách dùng: Lấy thuốc trên kê vào lưng khoảng nửa giờ sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau đớn.
4. Bài thuốc từ xương rồng
Xương rồi có tính hàn. Ngoài ra nó còn có vị đắng. Tuy vậy, nó lại có giá trị rất to lớn trong điều trị bệnh. Đặc biệt là tất cả các bộ phận của nó đều có thể sử dụng làm thuốc được. Riêng với bệnh gai cột sống thì xương rồng có giá trị giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng…
Cách sử dụng xương rồng chữa bệnh gai đốt sống:
Bài thuốc thứ nhất:
- Nguyên liệu: 4 nhánh xương rồng bẹ, 1 ít muối hạt, 1 khăn mỏng.
- Cách làm: Loại bỏ gai bên ngoài nhánh xương rồng, rửa sạch. Tiến hành ngâm trong nước muối. Thời gian ngâm khoảng 20 phút. Sau đó để ráo nước. Hơ các nhánh xương rồng trên bếp cho đến khi nóng đều.
- Cách dùng: Xương rồng nóng được cuộn vào khăn. Tiến hành chườm trực tiếp lên vị trí tổn thương của cơ thể người bệnh. Khi nhánh xương rồng này nguội thì lập tức đổi sang dùng nhánh khác.
Lưu ý: Chườm nóng trong nửa tiếng liên tục sẽ giúp cho máu được tuần hoàn, từ đó giúp đẩy lùi cơn đau một cách hiệu quả.
xương rồng có giá trị giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng tốt cho điều trị gai đốt sống
Bài thuốc thứ hai:
- Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng, cám gạo, giấm nuôi, lá chuối hột
- Cách làm: Loại bỏ gai xương rồng, rửa sạch bằng nước muối. Tiến hành giã nhuyễn xương rồng. Tiếp theo trộn với cám gạo. Cuối cùng là trộn với giấm nuôi. Hỗn hợp trên đem bắc lên bếp xào cho nóng. Khi nào kết dính lại thì cho ra một tấm lá chuối hột, lót tiếp một lớp lá nhào lên.
- Cách dùng: Hướng dẫn người bệnh nằm lên lớp thuốc trên trong vòng 30. phút
5. Bài thuốc từ đu đủ
Cách sử dụng đu đủ chữa bệnh gai đốt sống:
- Nguyên liệu: 15g hạt đu đủ, muối trắng, rượu, miếng vải mỏng
- Cách làm: Làm sạch hạt đu đủ bằng cách cho vào rổ xát đến khi bóc lớp màng bên ngoài. Ngâm hạt đu đủ với muối khoảng nửa ngày. Sau đó tiến hành chưng cùng rượu. Để nguội rồi bảo quản. Lưu ý chọn nơi thoáng mát để bảo quản.
- Cách dùng: Mỗi lần đau nhức, dùng thuốc xoa bóp giúp kháng viêm, tiêu gai xương, giảm đau nhức.
Rõ ràng trong thiên nhiên chúng ta có rất nhiều cây thuốc quý. Với bệnh gai cột sống, cũng có nhiều loại thuốc giúp cho bệnh nhân giảm đau, kháng viêm, giảm biến chứng. Trong đó tác dụng giảm đau là nổi bật nhất. Người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng các bài thuốc nam; đồng thời xin ý kiến hướng dẫn của các bác sĩ đông y. Bên cạnh đó, cần kết hợp thường xuyên khám bệnh tại cơ sở y tế để được sử dụng các phác đồ điều trị phù hợp, làm giảm tình trạng bệnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt