Thông tin tổng quan về thoái hóa khớp cổ
Thoái hóa khớp cổ là căn bệnh về xương khớp rất phổ biến hiện nay. Bệnh này không chỉ dễ gặp ở những người cao tuổi mà còn đang có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị chứng bệnh này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh
Tìm hiểu thoái hóa khớp cổ là gì?
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống, được kí hiệu từ C1 – C7. Trong đó, đoạn từ C5 – C6 – C7 là vị trí dễ bị thoái hóa nhất. Thoái hóa khớp cổ là một trong những tên gọi chỉ tình trạng bệnh lý về thoái hóa hệ thống khớp ở vùng cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh bắt đầu bằng những hiện tượng hư tổn ở đốt sống, đĩa đệm, các bao hoạt dịch, dây chằng,… gây ra các triệu chứng đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ. Ở cùng một độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh này giữa nam và nữ là ngang bằng nhau.
Thông thường, bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay nó lại có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt của giới trẻ. Bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày bởi sự xuất hiện của những cơn đau nhức.
Nguyên nhân:
- Do những thay đổi trong cột sống làm khớp cổ bị thoái hóa dần. Những thay đổi này có thể là do mất nước đĩa đệm khiến các khớp bị khô và co lại, các khớp tiếp xúc với nhau khó khăn hơn; thoái hóa đĩa đệm khiến cơ thể tự động tăng sinh xương, dẫn đến việc xuất hiện các gai xương gây đau khớp cổ,…
- Hoạt động sai tư thế: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến hiện nay và lời giải thích vì sao tình trạng thoái hóa khớp cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Tại sao lại như vậy? Nhiều bạn trẻ hiện nay thường ngồi với máy tính quá lâu, ít vận động khiến xương khớp không được linh hoạt, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính không đúng cách,… khiến vùng cổ và gáy không được hoạt động nhiều và sai tư thế gây tổn thương khớp cổ.
- Đặc thù công việc: những công việc phải cúi, ngửa đầu, mang vác vật nặng trên đầu hay những nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc lâu trước máy tính,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng bệnh này.
- Thói quen sinh hoạt: thoái hóa khớp cổ cũng một phần là do các thói quen sinh hoạt hàng ngày như ngửa cổ hoặc cúi đầu quá nhiều, kê gối quá cao khi đi ngủ, lựa chọn gối kê không phù hợp, khi ngủ chỉ nằm 1 – 2 tư thế, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,…
Biểu hiện:
Hầu hết những người mắc chứng bệnh này ở thời gian đầu đều không có dấu hiệu cụ thể. Khi bệnh trở nặng hơn, các cảm giác như đau buốt, mỏi, tê, nhức cổ và vai gáy. Ngoài ra, một số người bệnh còn có các triệu chứng như:
- Các động tác cử động cổ trở nên khó khăn hơn.
- Cổ bị vướng và đau, thi thoảng bị vẹo cổ, sái cổ.
- Đau lan ra vùng tai, đầu, đau lan từ vai gáy xuống bả vai, hai bên cánh tay,…
- Khi thời tiết trở trời, cổ có thể bị tê cứng, vẹo hoặc sái cổ, không thể quay đầu sang trái hay sang phải được.
- Chứng Lhermitte: hiện tượng này còn có tên gọi là “thợ cắt tóc”. Triệu chứng này gây nên cảm giác đau nhói đột ngột, cảm giác như có một luồng điện đi từ cổ xuống sống lưng và các chi. Đây cũng là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng.
2. Cách chẩn đoán và điều trị
Chẩn đoán thoái hóa khớp cổ như thế nào?
Việc chẩn đoán căn bệnh này thường được thực hiện thông qua khám lâm sàng như quan sát dáng đi, xác định phạm vi chuyển động cổ, kiểm tra phản xạ của cổ cũng như các vùng lân cận để phát hiện ra bệnh,…
Bên cạnh đó còn có các phương pháp khác như: chẩn đoán qua hình ảnh bằng cách chụp X – quang cổ, chụp CT cổ hay sử dụng phương pháp MRI giúp hiển thị mô mềm nếu nghi ngờ chèn ép dây thần kinh.
Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm chức năng thần kinh thông qua điện cơ và nghiên cứu dẫn truyền thần kinh cũng được áp dụng. Điện cơ là phương pháp đo giá trị dòng điện trong dây thần khi khi cơ tay đang co thắt và nghỉ ngơi. Phương pháp nghiên cứu dẫn truyền dây thần kinh là thủ thuật gắn các điện cực vào vùng da trên dây thần kinh để đo tốc độ và cường độ của tín hiệu dẫn truyền thần kinh.
Điều trị:
Cũng giống như tất cả các chứng bệnh về xương khớp khác, thoái hóa khớp cổ cũng áp dụng cách điều trị tương tự:
– Sử dụng thuốc: để làm giảm các triệu chứng đau nhức và tránh tình trạng viêm khớp, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh chống viêm và thuốc giãn cơ để tránh tình trạng bị co cơ. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh, nhiều người đã tìm đến thực phẩm chức năng.
– Vật lý trị liệu: vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không những đem lại hiệu quả cao mà còn rất an toàn. Việc sử dụng vật lý trị liệu trong quá trình điều trị sẽ giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn, làm giảm các cơn đau nhức một cách nhanh chóng.
– Phẫu thuật: người ta rất hạn chế việc thực hiện phẫu thuật bởi nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và bệnh vẫn hoàn toàn có thể tái phát. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh nặng hơn và không thể điều trị bằng các phương pháp kể trên thì phẫu thuật là điều thực sự cần thiết.
Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng phương pháp như uống thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật,… Bạn cần tạo cho mình một thói quen sinh hoạt và ăn uống đúng khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp như vitamin D, canxi, Omega – 3,… thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp hệ xương khớp được chắc khỏe hơn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thoái hóa khớp cổ. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái cho cuộc sống của người mắc. Vì thế việc cần làm là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” ngay từ lúc này để các bệnh lý về xương khớp không thể làm phiền chúng ta.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt