Cẩm nang y khoa về chứng bệnh viêm khớp

Tình trạng viêm khớp đang ngày một phổ biến và gây báo động. Bệnh thường biểu hiệu không rõ ràng, để lại biến chứng nguy hiểm. Do đó, mỗi chúng ta nên có những kiến thức cơ bản để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Khái quát bệnh viêm khớp 

Khớp vai có vị trí quan trọng trong các hoạt động thường ngày: làm việc, khuân  vác, chơi thể thao,… Đây là bộ phận có mối quan hệ mật thiết với các vùng như: rễ thần kinh vai gáy, phần trên của thắt lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận chuyển, lưu thông máu lên não,…

Viêm khớp là trường hợp các mô sụn tại khớp bị tổn thương, thiếu dưỡng chất dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Theo thống kê hiện nay, bệnh có hơn 100 dạng biểu hiện khác nhau, nhưng phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Tình trạng viêm nhiễm các khớp có thể xảy ra tại nhiều vị trí
Tình trạng viêm nhiễm các khớp có thể xảy ra tại nhiều vị trí

2. Cách chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán theo triệu chứng bệnh

Đau nhức

Các cơn đau thường bắt đầu với tần suất thấp, chỉ xuất hiện khi ngồi lâu hay làm các công việc nặng nhọc. Theo thời gian, cơn đau dày đặc và dữ dội hơn, kể cả khi chúng ta nằm nghĩ.

Xuất hiện sưng đỏ ngoài da

Khi các khớp bị tổn thương có thể gây nên tình trạng sưng đỏ ngoài da do quá trình phản viêm. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng của bệnh.

Các khớp bị tê cứng

Ở giai đoạn đầu tình trạng cứng khớp diễn ra khi chúng ta ngồi lâu, không hoạt động hoặc vào lúc sáng sớm lúc thức dậy. Nếu không sớm điều trị, tình trạng tê cứng có thể dẫn đến các hoạt động trở nên kém linh hoạt, gặp nhiều khó khăn.

Khớp bị biến dạng

Khi các sụn bị mài mòn do tình trạng viêm nhiễm, các khớp tổn thương nghiêm trọng dẫn đến biến đổi cấu trúc ban đầu.

Di chứng kèm theo

Bên cạnh những triệu chứng trên, người bệnh còn có thể gặp các tình trạng kèm theo như: cảm giác châm chích, mệt mỏi, chóng mặt,…

Chẩn đoán bằng kỹ thuật y học

  • Xét nghiệm máu, CRP, bạch cầu,…
  • Chụp X – quang, MRI, CT.
  • Siêu âm khớp.
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh
Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán chính xác bệnh

3. Đối tượng dễ mắc bệnh

  • Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về viêm khớp.
  • Bệnh thường phổ biến ở nam giới.
  • Người làm việc trong môi trường thường xuyên mang vác nặng, chịu nhiều áp lực lên khớp xương,…
  • Đã có tiền sử gặp chấn thương ảnh hưởng đến các khớp.
  • Có thói quen ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các chất kích thích thường xuyên.

4. Các phương pháp điều trị bệnh

Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp được nhiều ưu tiên lựa chọn ở giai đoạn đầu của bệnh. Hiện nay, các loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp bao gồm: thuốc Tây y, thuốc Đông y, thuốc đặc trị,… Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn phù hợp. Các loại thuốc này đều có chung đặc điểm là giảm nhanh các cơn đau, hạn chế sự viêm nhiễm và giúp làm lành các tổn thương. Một số loại thuốc như: thuốc Đông y, thuốc đặc trị còn có tác dụng cung cấp dưỡng chất từ đó giúp ổn định cấu trúc khớp, tránh tình trạng lão hóa, mài mòn các mô sụn.

Vật lý trị liệu

Khi việc uống thuốc trở nên không hiệu quả trong việc điều trị hoặc bệnh nhân muốn kết hợp nhiều phương pháp để nhanh chóng chấm dứt bệnh thì vật lý trị liệu là một giải pháp hữu ích. Thông thường, vật lý trị liệu là các bài tập đơn giản có kết hợp máy móc nhằm giúp người bệnh hoạt động linh hoạt hơn, tăng cường tính dẻo dai ở các khớp đã tổn thương.

Phẫu thuật

Qua sự chẩn đoán về hình ảnh, khi mức độ viêm nhiễm ở các khớp không còn khả năng tự phục hồi, bắt đầu lây sang các vùng lân cận, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh. Đây là quá trình tác động trực tiếp lên vị trí tổn thương, nhằm bổ sung dưỡng chất, gây ức chế quá trình viêm nhiễm hoặc loại bỏ các khớp không còn khả năng phục hồi.

Phương pháp này thường tốn thời gian và tiền bạc của người bệnh, có thể để lại sẹo sau khi phẫu thuật, gây mất thẩm mỹ. Trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm nhiễm không thể điều trị dứt điểm sau phẫu thuật. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trong điều trị bệnh
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trong điều trị bệnh

Chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh. Bổ sung hợp lý các dưỡng chất sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, sớm dứt điểm bệnh. Người bị viêm khớp có thể bổ sung các thực phẩm sau:
Các loại rau xanh, trái cây

Rau xanh, trái cây là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin,… Việc bổ sung chúng sẽ giúp tăng cường dưỡng chất cho các khớp, từ đó giúp hỗ trợ khả năng tự phục hồi viêm nhiễm.

Cá biển

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong các loại cá biển như: cá trích, các hồi, cá ngừ,… có chứa hàm lượng Omega 3 rất cao. Dưỡng chất này có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Từ đó, hạn chế tình trạng đau nhức hay cứng khớp vào mỗi buổi sáng.

Hành tây

Hàm lượng quercetin trong hành tây có khả năng làm dịu nhanh các cơn đau, triệu chứng viêm nhiễm. Có thể bổ sung hành tây vào bữa ăn bằng các món trộn, xào,… theo sở thích để dễ ăn, hạn chế mùi hăng.

Nước cam

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Úc, vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc điều trị viêm khớp. Việc uống nước cam hàng ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, hạn chế sự lão hóa.

Quả óc chó

Trong quả óc chó có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh như: vitamin D, canxi, omega3, sắt,… Chúng có tác dụng chống lại tình trạng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là khả năng kích thích tái tạo sụn khớp, làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường tính ổn định ở khớp.

Đối với người cần giảm cân để hạn chế áp lực lên các khớp, quả óc chó cũng là một lựa chọn hữu ích. Để làm đa dạng bữa ăn, có thể sử dụng óc chó bằng cách ăn trực tiếp, xây thành dạng bột,…

Bổ sung cá hồi giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
Bổ sung cá hồi giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng

Tập luyện thể thao

Luyện tập thể thao giúp tăng cường sự lưu thông máu đến các bộ phận trong cơ thể, tạo tính linh hoạt cho các chi. Do đó, nên tập luyện bằng các bài tập nhẹ nhàng mỗi ngày để giảm nhanh tình trạng đau nhức khớp, sớm dứt điểm bệnh.

Tuyệt đối không chơi thể thao với tần suất liên tục, các môn thể thao đòi hỏi nhiều sức.

Viêm khớp là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, lây lan sang các vùng lân cận nhanh chóng và khó điều trị dứt điểm. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, nên tuyệt đối tuân thủ quy định của bác sĩ chuyên ngành để sớm dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, ổn định lại cuộc sống khỏe mạnh.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7