Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người lớn tuổi và cách phòng tránh
Người cao tuổi dễ mắc phải những bệnh lý mãn tính về xương khớp, điển hình là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng do tình trạng thoái hóa khó tái tạo và phục hồi hơn nhiều so với người trẻ tuổi.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người lớn tuổi
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu ở người cao tuổi, tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người trẻ và trung niên. Đây là tình trạng phần đĩa đệm giữa đốt sống bị tổn thương, màng bao lấy đĩa đệm bị rách ra, nhân nhầy phía bên trong có cơ hội thoát ra ngoài và chèn lên đốt sống, rễ thần kinh lân cận.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi khá dễ hiểu, phần lớn là do sự lão hóa ở cơ thể người. Đây là một chu trình tự nhiên, không thể ngăn cản mà chỉ có thể làm chậm lại ít nhiều nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe.
Thực tế, từ độ tuổi 35 trở đi, cơ thể con người bắt đầu có sự lão hóa ngày một rõ và đến khi có tuổi, cao tuổi, sự lão hóa biểu hiện rõ rệt ở hệ thống cơ xương khớp. Đĩa đệm vừa mất đi độ đàn hồi trước đây, vừa không dung nạp được chất dinh dưỡng để tái tạo nên áp lực tác động lên càng dễ làm cho chúng bị thoái hóa và thoát vị.
Bên cạnh đó, cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống ở người cao tuổi. Một bộ phận không nhỏ người cao tuổi bị thừa cân, cân nặng vượt quá tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Ngoài ra, các yếu tố như di truyền, tai nạn, chấn thương không điều trị dứt điểm sẽ càng dễ bạn bị thoát vị đĩa đệm khi về già.
Từ độ tuổi 35 trở đi, cơ thể con người bắt đầu có sự lão hóa dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống ở người cao tuổi
Khác với người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm do tính chất công việc nên thường chỉ bị 1 loại thoát vị nhất định, người cao tuổi dễ bị thoát vị đa tầng. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm sẽ rõ rệt trước hết ở những vị trí nhất định, cụ thể như:
- Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: đau nhức vùng cổ, gáy, đau lan từ cổ xuống 2 bả vai và 2 bên cánh tay. Về lâu dài, cảm giác đau kèm theo tê bì tay, thân trên khi vận động và di chuyển. Người cao tuổi bị thoát vị đĩa đệm cổ còn dễ khiến bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, mất cân bằng khi di chuyển. Đặc biệt vào sáng sớm, bệnh nhân dễ bị cứng khớp, khó cử động.
- Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: đau mỏi, nhức nhói ở thắt lưng, đau lan cột sống lưng và xuống tận hông, mông, 2 bên đùi. Khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh sẽ bị đau tê dần xuống cả 2 bàn chân, tê dại các ngón chân. Bệnh nhân gặp khó khăn khi di chuyển, biểu hiện rõ rệt có thể nhìn thấy được là đi không thẳng hàng, khập khiễng.
- Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đa tầng: người bệnh cùng lúc bị thoát vị ở đốt sống cổ và thắt lưng. Với trường hợp này, người bệnh dễ bị biến chứng hơn cả và cũng gặp nhiều khó khăn khi điều trị.
3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người lớn tuổi
Mặc dù là bệnh lý xương khớp nhưng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng lại gây ảnh hưởng rất lớn tới thần kinh, đặc biệt là mắc bệnh khi đã lớn tuổi. Một số biến chứng thoát vị đĩa đệm thường gặp ở người cao tuổi như:
- Thiếu máu não: người bệnh bị đau đầu, chóng mặt thường xuyên, dễ bị choáng váng, ngất.
- Trượt đốt sống: đĩa đệm bị thoát vị sẽ dễ gây trượt cột sống, làm mất cân bằng cho cơ thể, nhất là khi di chuyển. Biểu hiện bằng mắt thường với biến chứng này là tình trạng gù lưng ở người cao tuổi.
- Đau dây thần kinh tọa: thường gặp ở những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau nhức dai dẳng lan từ thắt lưng xuống hông và 2 chân.
- Xẹp đĩa đệm: tình trạng thoái hóa, lão hóa khi cao tuổi còn kèm theo sự hấp thu dinh dưỡng kém. Đĩa đệm bị thoát vị, cơ thể không hấp thụ tốt dinh dưỡng khiến nhân nhầy không được tái tạo đủ để bổ sung vào lượng thoát vị do đó đĩa đệm bị xẹp dần, mất dần khả năng ma sát giữa 2 đốt sống.
4. Người cao tuổi cần làm gì để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Đối với người cao tuổi, độ chắc khỏe, dẻo dai và linh hoạt của hệ thống cơ xương khớp đã không còn như thời trẻ tuổi sung sức. Vì vậy, việc phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nói riêng, phòng bệnh xương khớp nói chung cần nhiều cẩn thận, kiên trì và tỉ mỉ. Các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi:
4.1. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe
Không riêng gì người cao tuổi, bất cứ lứa tuổi nào cũng cần tập thể dục, vận động thường xuyên. Tập luyện vừa sức với các bài tập dành riêng cho lứa tuổi từ 50, 60 trở lên sẽ giúp rèn luyện sức khỏe hàng ngày, phòng tránh được rất nhiều bệnh tật.
Chẳng hạn bạn cảm thấy hay bị đau mỏi thắt lưng, hãy tìm đến các bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Các động tác phù hợp tác động trực tiếp vào vị trí thắt lưng sẽ giúp giảm thiểu cảm giác đau, nhức mỏi, giúp cơ thể thoải mái, hoạt bát hơn.
Đối với người cao tuổi, chỉ nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng, thiên về dưỡng sinh, vừa rèn luyện cơ bắp vừa điều hòa khí huyết.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các bài tập phù hợp với sức khỏe, tránh chấn thương không đáng có. Thời gian tập luyện tốt nhất cho người cao tuổi là vào sáng sớm và chiều tối.
4.2. Thiết lập chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Càng lớn tuổi, cơ thể càng chịu sự ảnh hưởng rõ rệt bởi quá trình lão hóa. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ chế tự phục hồi tổn thương của cơ thể hoạt động kém hơn rất nhiều. Do vậy, để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
- Về dinh dưỡng, nên tăng cường các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất tốt cho sụn khớp như: thực phẩm giàu canxi, omega-3, thực phẩm giàu vitamin C, E, D3, thực phẩm giàu collagen, glucosamine, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa beta-carotene, lycopen,… Ngoài việc phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thông qua ăn uống hàng ngày, người cao tuổi có thể tìm hiểu và tham khảo các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ xương khớp dành riêng cho lứa tuổi của mình.
- Về chế độ sinh hoạt: nhịp sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người cao tuổi. Để phòng tránh các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, cần vận động nhẹ nhàng, tránh bê vác vật nặng quá sức, chơi các môn thể thao yêu cầu sức mạnh cơ bắp… Không nên thức khuya, hút thuốc lá hay sử dụng các loại chất kích thích, bia rượu thường xuyên rất tổn hại cho sức khỏe.
4.3. Thăm khám sức khỏe định kỳ
Đối với người cao tuổi, tốt nhất nên thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần. Với những người đang có vấn đề về sức khỏe thì nên thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc 3 tháng/lần. Khám định kỳ sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm triệu chứng dù thường ngày không để ý tới. Đồng thời, việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn, giảm thời gian chữa trị và sớm mang lại sức khỏe tốt cho người bệnh.
Ngoài các biện pháp phòng tránh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kể trên, người cao tuổi cần chú ý nhiều hơn tới tâm lý, tinh thần của mình. Yếu tố tinh thần rất quan trọng, giữ được sự lạc quan, tự tin, vui vẻ, thoải mái và kết nối tình cảm với mọi người xung quanh sẽ giúp cơ thể phần nào phòng tránh được nhiều bệnh tật, chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở người cao tuổi khó điều trị khỏi hoàn toàn và dễ gặp biến chứng. Do vậy, ngay khi có những biểu hiện đau nhức xương khớp, người bệnh cần được thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt