Cần lưu ý gì cho người bị thoái hóa cột sống trong sinh hoạt?

Hiện nay bệnh thoái hóa cột sống đang ngày một gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa đáng báo động. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng này và có những lưu ý gì dành cho người bị thoái hóa cột sống? Chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu bệnh lý thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa chính là hệ quả của quy trình lão hóa tự nhiên ở người. Tình trạng thoái hóa diễn ra chủ yếu, sớm ở đốt sống lưng và cổ hơn so với những vị trí khác. Ngoài ra thoái hóa còn diễn tả sự thay đổi về hình thái của những tổ chức có liên quan đến cột sống, đĩa đệm, dây chằng, sụn,…

Nếu những đốt sống bị lão hóa phát triển thành thoát vị đĩa đệm hay những chồi xương phát triển vượt mức sẽ khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: rối loạn cảm giác, suy giảm chức năng vận động, thậm chí là bại liệt.

Thoái hóa cột sống là hệ quả của chu trình lão hóa tự nhiên diễn ra ở người

Hiện tượng thoái hóa cột sống chủ yếu xuất hiện ở những người thường xuyên lao động nặng, nhân viên văn phòng khoảng từ 30 tuổi trở lên và nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn so với phụ nữ. Theo ghi nhận gần đây cho thấy bệnh thoái hóa cột sống đang có dấu hiệu trẻ hóa dần với tỷ lệ người trẻ bị thoái hóa cột sống tăng dần.

2. Phân loại bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống thường được chia làm 2 dạng chính gồm có thoái hóa cột sống cổ và lưng. Thế nhưng nếu xét cụ thể ở vị trí thì bệnh sẽ được phân thành 4 loại:

  • Thoái hóa đốt sống cổ có đặc trưng là những cơn đau tại các đốt C5 – C6 và C6 – C7. Khi càng lên cao thì tình trạng thoái hóa sẽ càng giảm.
  • Thoái hóa đốt sống ở lưng giữa: đặc trưng ở sự hình thành nên gai xương nhỏ.
  • Thoái hóa cột sống ở thắt lưng: đây là nơi dễ bị thoái hóa nhất trong cơ thể, xảy ra phổ biến ở đốt L4 – L5 và L5 – S1. Những gai xương trong đoạn này sẽ lớn hơn gai xương trong đoạn giữa. Ở những người cao tuổi, chồi xương sẽ phát triển dọc ở toàn bộ chiều dài cột sống.
  • Thoái hóa sụn khớp liên mỏm gai sau: thay đổi thoái hóa tại khớp liên mỏm gai sau và chủ yếu xuất hiện ở thắt lưng, cổ.

3. Nguyên nhân nào gây ra thoái hóa cột sống?

Những người bị thoái hóa cột sống được xác định do một trong các nguyên nhân sau đây:

  • Chấn thương ảnh hưởng lên cột sống làm cho sụn khớp và đĩa đệm bị tổn thương. Về sau, cột sống không đủ khả năng chịu lực, suy yếu dần và bị thoái hóa.
  • Thoái hóa cột sống còn xuất phát từ môi trường, tư thế làm việc, vận động, luyện tập,…
Quá trình làm việc nặng nhọc lâu dài là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống
  • Điều kiện sống thiếu thốn, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, không hợp lý.
  • Lao động quá sức trong thời gian dài.
  • Thường xuyên khuân vác, lao động nặng từ nhỏ,…
  • Béo phì cũng được xem là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống.

4. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa cột sống

Đa phần những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có liên quan đến tuổi tác thường không có triệu chứng rõ rệt nào. Một vài trường hợp mắc thoái hóa cột sống kéo dài nhưng triệu chứng xuất hiện rồi cũng biến mất.

Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, kéo dài
Bệnh nhân bị thoái hóa cột sống thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, kéo dài

Những triệu chứng thường gặp là cứng khớp và các cơn đau nhẹ rồi nặng dần. Một vài triệu chứng có thể kể đến như:

  • Tay chân yếu dần.
  • Tay chân không thể phối hợp linh hoạt với nhau.
  • Cơ bắp bị co thắt và đau.
  • Đau đầu.
  • Mất thăng bằng và gặp khó khăn khi di chuyển.
  • Mất kiểm soát trong hoạt động của bàng quang hoặc ruột.

5. Chẩn đoán cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống

Một số biện pháp sau đây thường được áp dụng cho những người nghi ngờ bị thoái hóa cột sống:

  • Chụp X – quang trong tư thế thẳng và nghiêng giúp phát hiện ra cột sống bị hẹp hoặc hẹp lỗ liên hợp đốt sống hoặc gai cột sống.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Xét nghiệm máu.

6. Điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống như thế nào?

Để hồi phục lại tình trạng sức khỏe cho cột sống, bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp chữa trị sau đây.

6.1. Thực hiện chăm sóc tại nhà

Để giảm thiểu các cơn đau bệnh nhân có thể thử các cách sau:

  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn.
  • Tiến hành luyện tập, tham gia các hoạt động thể chất: lưu ý chỉ luyện tập ở mức độ vừa phải, nhẹ nhàng như bơi hoặc đi bộ giúp tăng sự mềm dẻo và sức mạnh cho cơ bắp.
  • Tập thói quen đi, đứng, ngồi, nằm đúng tư thế.
  • Thực hiện nghiêm túc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên vật lý trị liệu trong các bài thực hành tại nhà.
  • Nghỉ ngơi khi cơ thể xuất hiện các cơn đau.
Thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh

6.2. Biện pháp điều trị thay thế

Những phương pháp sau có tác dụng hỗ trợ kiểm soát và giảm thiểu các triệu chứng đau cho bệnh nhân:

  • Châm cứu.
  • Có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
  • Chữa trị bằng siêu âm.
  • Nắn chỉnh lại cột sống.
  • Dùng điện để kích thích.

6.3. Sử dụng thuốc

Nếu người bị thoái hóa cột sống xuất hiện các cơn đau kéo dài dai dẳng có thể uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ:

  • Thuốc có tác dụng giảm đau kê đơn.
  • Thuốc có tác dụng giãn cơ, giảm thiểu các cơn co thắt.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau hệ thần kinh.

6.3. Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm, kéo dài và đã thực hiện những biện pháp khác nhưng không đạt hiệu quả. Ngoài ra, còn thực hiện trong trường hợp cần giải phóng bế dây thần kinh nếu chúng bị chèn ép gây ra tê liệt, mất khả năng kiểm soát ruột hay bàng quang,…

7. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống?

Chúng ta không có cách nào ngăn chặn sự già đi của cơ thể thế nhưng làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế những bất thường cho cột sống là hoàn toàn có thể. Hãy tham khảo ngay những gợi ý sau đây:

  • Nghiêm túc thực hiện phác đồ điều trị được bác sĩ đề ra và kết hợp tập vật lý trị liệu tại nhà.
  • Giữ đúng tư thế khi đi lại, lao động,…
  • Học cách nâng đồ vật sao cho không ảnh hưởng đến cột sống.
  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, đều đặn.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, không để béo phì.
Duy trì mức cân nặng hợp lý giúp ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa cột sống
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
  • Không được hút thuốc lá, dùng bia rượu và chất kích thích có hại.
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Những thông tin hữu ích trên đây đã giúp cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân. Hãy chú ý điều trị bệnh triệt để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7