Chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh thoái hóa xương khớp
Thoái hóa xương khớp là một bệnh lý thường gặp ở người già. Nhưng với lối sống hiện đại, lười vận động, tình trạng thừa cân, làm việc trong môi trường nặng nhọc… thì thoái hóa xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ. Thoái hóa xương khớp có thể ảnh hưởng đến tất cả các xương khớp; xương sống, ngón tay, hông, đầu gối hoặc ngón chân… Vậy những phương pháp chẩn đoán, điều trị và dự phòng thoái hóa xương khớp như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Chẩn đoán bệnh thoái hóa xương khớp
Các bác sĩ thường chẩn đoán thoái hóa xương khớp bằng cách đánh giá các triệu chứng thông qua khám lâm sàng. Các xét nghiệm có thể xác định chẩn đoán hoặc loại trừ các tình trạng tương tự khác là: kiểm tra xương khớp bằng nội soi, xét nghiệm máu (có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện nhiều loại xét nghiệm máu để chẩn đoán thoái hóa).
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cũng được áp dụng để chẩn đoán thoái hóa xương khớp, chẳng hạn như chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ MRI. Hình ảnh chụp X-quang, cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ kiểm tra trực quan các khớp bị ảnh hưởng.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thoái hóa xương khớp bao gồm:
– Nếu bị thoái hóa xương khớp vị trí bàn chân sẽ gây ra các triệu chứng đau ảnh hưởng đến các hoạt động đi lại hàng ngày.
– Những người bị thoái hóa khớp háng thường biểu hiện sưng tấy đột ngột, không rõ nguyên nhân, có thể tăng nhiệt độ tại chỗ và gây đau đớn cho người bệnh.
– Các khớp bị thoái hóa ngoài đau còn xuất hiện tình trạng sốt, phát ban đối với các trường hợp kèm theo viêm khớp.
– Đau do thoái hóa xương khớp ở giai đoạn đầu có biểu hiện đau nhẹ, chúng có thể tự mất đi theo thời gian, hoặc vận động trở lại. Tuy nhiên, khi tình trạng thoái hóa khớp ngày càng trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể dẫn đến mất toàn bộ chức năng của các khớp xương bị ảnh hưởng.
– Viêm xương khớp có thể xảy ra ở bàn tay, hông, đầu gối hoặc đôi khi ở cột sống. Các triệu chứng và dấu hiệu của viêm xương khớp có thể từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào các khớp bị ảnh hưởng. Thông thường viêm xương khớp chỉ giới hạn ở một số khớp nhất định như ở hai đầu gối.
2. Điều trị thoái hóa xương khớp bằng cách nào?
Việc điều trị thoái hóa xương khớp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:
– Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (từ trung bình đến nặng).
– Mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của các triệu chứng.
– Sự thành công hay thất bại của các phương pháp điều trị.
Tùy vào mỗi giai đoạn của bệnh mà các chuyên gia sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất, trong giai đoạn của bệnh thì phương pháp bảo tồn luôn được ưu tiên lựa chọn:
– Sử dụng thuốc như acetaminophen, capsaicin dùng tại chỗ hoặc thuốc chống viêm không steroid
– Sử dụng thuốc hoặc sản phẩm chức năng có chứa glucosamine
– Tập thể dục để duy trì khả năng vận động của khớp. Tập thể dục có thể giúp giảm đau và cứng khớp; Hoạt động thể chất chuyên sâu, từ nhẹ đến trung bình, có thể ngăn ngừa suy giảm và thậm chí phục hồi sức khỏe và chức năng khớp. Tuy nhiên, bạn nên nghỉ ngơi nếu nguyên nhân gây thoái hóa khớp là do viêm, vì lúc này bạn nên hạn chế vận động để giảm đau.
– Giảm cân ở người bệnh bị béo phì nhằm giảm sức căng của các xương khớp. Các nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả việc giảm cân, kết hợp với tập thể dục cũng có hiệu quả trong việc giảm đau và phục hồi chức năng xương khớp.
– Liệu pháp nhiệt: Chẳng hạn như chườm nóng hoặc chườm đá cục bộ để tăng cường lưu thông máu khu vực bị tổn thương
– Mát xa, vật lý trị liệu cũng được các chuyên gia sử dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp.
Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả, các bác sĩ có thể phải can thiệp bằng giải pháp phẫu thuật để phục hồi chức năng của các xương khớp:
– Phẫu thuật nội soi khớp
– Phẫu thuật chỉnh hình xương (có thể thực hiện đối với xương khớp lớn trong cơ thể như hông hoặc đầu gối)
– Thay thế các khớp, xương giả nếu mức độ tổn thương xương khớp nghiêm trọng.
3. Dự phòng thoái hóa xương khớp như thế nào?
Mặc dù thoái hóa xương khớp là một quá trình tất yếu ở người cao tuổi, tác động của lối sống hiện đại ở người trẻ, nhưng bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn sự xuất hiện và tiến triển của bệnh. Để dự phòng thoái hóa xương khớp bạn nên lưu ý một số điểm sau:
– Phòng ngừa các điều kiện bất lợi cho xương khớp trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày: Ngồi đúng tư thế khi làm việc, nếu xương khớp của bạn yếu hãy chọn công việc phù hợp.
– Tập thể dục hàng ngày và giữa giờ làm việc. Bạn nên duy trì chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn và hợp lý (đạp xe, đi bộ đường dài, dưỡng sinh…).
– Tránh va đập mạnh, đột ngột, tránh vận động sai tư thế khi mang vác nặng.
– Chẩn đoán và điều trị sớm các khuyết tật, chấn thương, các bệnh lý về xương khớp, cột sống.
– Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh béo phì. Đặc biệt, bổ sung Canxi, Phốt pho, Vitamin D, C, nhóm B… vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi và cả những người trẻ tuổi.
Bài viết đã cung cấp một số kiến thức cơ bản nhất là thoái hóa xương khớp. Để tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này hãy liên hệ với chuyên gia của chung tôi.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt