Dấu hiệu nhận biết, hướng điều trị cho người bị viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp vốn là căn bệnh không gây tử vong nhưng nó để lại nhiều di chứng và giảm tuổi thọ ở mọi bệnh nhân. Việc cập nhật các thông tin về bệnh để nhận biết từ sớm, nhằm tìm ra hướng điều trị kịp thời và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn. 

Bệnh viêm khớp dạng thấp không chừa bất kỳ đối tượng nào
Bệnh viêm khớp dạng thấp không chừa bất kỳ đối tượng nào

1. Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhiều người cho rằng, các căn bệnh liên quan tới xương khớp chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Thế nhưng, có những bệnh ngay cả người trẻ cũng bất ngờ khi chẳng may mắc phải. Trong đó, phải kể tới căn bệnh viêm khớp dạng thấp ngày càng phổ biến. 

1.1. Viêm khớp dạng thấp – căn bệnh hay gặp, ngay cả với người trẻ tuổi

Viêm khớp dạng thấp hay còn được gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Người mắc bệnh thường cảm thấy các vùng khớp (tay, bàn chân, gối, lưng) bị sưng đỏ kèm đau nhức. 

Triệu chứng viêm của bệnh cũng xuất hiện ở các cơ quan khác như: Tim, phổi, mạch máu, dây thần kinh, da và mắt nhưng hiếm gặp. Ngoài gây cản trở tới sinh hoạt, bệnh để lại nhiều hậu quả khi không được điều trị sớm. 

1.2. Các biến chứng nguy hiểm của viêm đa khớp dạng thấp

Tuy viêm đa khớp dạng thấp không gây chết người nhưng có khả năng giảm tuổi thọ ở mọi lứa tuổi. Người mắc phải căn bệnh này thường gặp các biến chứng nguy hiểm nếu để tiến triển nặng, cụ thể: 

  • Biến chứng ở mắt: Gây hội chứng khô mắt, đau nhức quanh hốc mắt và dẫn tới mù lòa về sau. 
  • Bệnh ở phổi: Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường dẫn khí, tạo xơ sẹo phổi, tăng áp trong phổi và viêm lớp niêm mạc phổi. 
  • Bệnh về dạ dày, ruột: Những đối tượng bị viêm đa khớp dạng thấp thường gặp các triệu chứng đau dạ dày, ruột. Lý do sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid và kháng viêm corticoid. 
  • Gây nhiễm trùng: Mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn người khỏe mạnh. 
  • Tổn thương thần kinh, tim mạch: Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể dẫn tới đột quỵ. Thần kinh cũng bị tổn thương nặng gây đau cổ, chóng mặt, mất thăng bằng trong vận động. 
  • Ung thư: Do suy giảm hệ miễn dịch làm cho cơ thể bị tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ. 
  • Loãng xương: Sử dụng thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp làm giảm chức năng và mật độ xương. Kèm theo người bệnh ít vận động nên nguy cơ loãng xương khó tránh khỏi. 
Viêm đa khớp dạng thấp để lại biến chứng nguy hiểm khi không điều trị từ sớm

2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp được chia làm 4 giai đoạn, mỗi thời điểm người bệnh sẽ cảm nhận rõ các dấu hiệu và những triệu chứng cụ thể sau: 

2.1. Giai đoạn I

Giai đoạn này, các khớp mới bắt đầu bị sưng và viêm ở mức độ nhẹ nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với cảm giác đau nhức thông thường. Lúc này, các tế bào miễn dịch trong cơ thể bị tác động, di chuyển tới vùng khớp viêm làm cho lượng tế bào tăng cao ở dịch khớp. 

2.2. Giai đoạn II

Khớp bị viêm ở mức độ vừa phải trong giai đoạn II, các mô bị viêm và tổn thương. Mô xương có dấu hiệu phát triển, dẫn tới không gian trên sụn và khoang khớp bị thu hẹp lại. 

Trong giai đoạn này, các khớp chưa bị dị dạng, bề mặt da chỉ có dấu hiệu ửng đỏ nhẹ và ít đau nhức. 

2.3. Giai đoạn III

Chuyển sang giai đoạn này, các vùng khớp bắt đầu viêm nặng. Đi liền với đó là dấu hiệu dưới sụn lộ rõ xương ra ngoài bề mặt da. Do khớp bị tổn thương, chịu sự chèn ép nên bệnh nhân thường cảm nhận được cơn đau khớp âm ỉ và kéo dài hàng giờ. 

Bên cạnh đó, người bệnh thấy các vị trí khớp sưng tấy, khó khăn khi chuyển động, cơ thể suy nhược và teo cơ. Các nốt sần dị dạng cũng xuất hiện nhiều hơn. 

2.4. Giai đoạn IV

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Ở giai đoạn IV, quá trình viêm có xu hướng giảm kèm theo sự hình thành xương kết hợp và mô xơ, dẫn tới việc khớp bị mất chức năng hoạt động. 

Ở giai đoạn cuối, khớp bị mất chức năng hoạt động

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm đa khớp dạng thấp phần lớn là: Xơ cứng khớp và đau khớp. Bệnh nhân cảm nhận các cơn đau rõ rệt mỗi khi thức dậy vào buổi sáng hoặc đứng dậy sau khi ngồi một chỗ quá lâu. 

Các triệu chứng khác: Ngứa/bỏng mắt, chân nổi nhọt, cơ thể mệt mỏi, nốt sần da, ăn không ngon, nhịp thở ngắn, sốt cao và yếu ớt dần. Các khớp có thể bị biến dạng tùy vào mức độ, độ tuổi và cơ địa của mỗi người.

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh cao ở những đối tượng dưới đây: 

  • Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở người trung niên trở đi. 
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. 
  • Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh thì các thế hệ sau có khả năng di truyền cao. 
  • Người nghiện thuốc lá, làm tăng nguy cơ viêm khớp tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
  • Người bị béo phì, thừa cân, nhất là phụ nữ 55 tuổi trở xuống có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. 

4. Các biện pháp chẩn đoán và hướng điều trị viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp rất khó chẩn đoán khi chỉ ở giai đoạn đầu, bởi các triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn. 

4.1. Biện pháp chẩn đoán

Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, khi thăm khám tại bệnh viện sẽ được bác sĩ chỉ định chẩn đoán bằng một trong hai phương pháp sau: 

Các biện pháp giúp chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp

4.1.1. Xét nghiệm máu

Đa số người bị viêm đa khớp dạng thấp, protein có dấu hiệu phản ứng C (CRP) hoặc lượng hồng cầu có tốc độ lắng tăng cao (ESR, tốc độ sed). 

Xét nghiệm máu tìm kiếm các yếu tố viêm thấp khớp, kháng thể peptide citrullinated chống cyclic, giúp xác định quá trình viêm trong cơ thể. 

4.1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng bằng hình ảnh

Bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang, nhằm theo dõi quá trình tiến triển của viêm đa khớp dạng thấp ở mỗi thời điểm. Hoặc thực hiện các kỹ thuật như siêu âm và chụp MRI để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh. 

4.2. Hướng điều trị hiệu quả

Từ trước đến nay, viêm đa khớp dạng thấp vẫn chưa có biện pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp chỉ có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Chẳng hạn: 

4.2.1. Dùng thuốc

Các loại thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp được bác sĩ khuyến cáo dùng, tùy thuộc vào triệu chứng, thời gian bị viêm và mức độ nghiêm trọng của bệnh phải kể tới: 

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Tác dụng phụ: Kích ứng dạ dày, xuất huyết, chảy máu, tổn thương thận và các bệnh về tim. 
  • Thuốc Corticosteroid: Giảm viêm, giảm đau và làm chậm các tổn thương ở khớp do viêm. Tác dụng phụ: Tăng cân, tiểu đường và loãng xương.
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Làm chậm tiến trình phát triển của bệnh, hỗ trợ cứu các mô và khớp bị tổn thương nặng. Tác dụng phụ: Tổn thương gan, nhiễm trùng phổi và ức chế tủy xương. 

Lưu ý: Những loại thuốc này chỉ nên dùng khi có đơn của bác sĩ. 

4.2.2. Phẫu thuật

Bao gồm các biện pháp: Phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chỉnh trục, sửa chữa gân hoặc thay thế toàn bộ khớp. 

Biện pháp này áp dụng cho bệnh nhân bị viêm nặng, người đang trong độ tuổi lao động cần giảm các triệu chứng gây trở ngại của bệnh. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và cơ sở khám chữa bệnh chuyên nghiệp, uy tín. 

4.2.3. Các biện pháp hỗ trợ

Người bị bệnh này nên thực hiện các bài tập hỗ trợ giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Kết hợp vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, sử dụng dụng cụ hỗ trợ khớp để phục hồi chức năng. 

Như vậy, viêm khớp dạng thấp cần được nhận biết, chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. 

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7