Dấu hiệu thoái hóa đầu gối và cách điều trị hiệu quả
Thoái hóa đầu gối là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất ở người cao tuổi. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc các triệu chứng và cách điều trị thoái hóa đầu gối.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đầu gối là gì?
Thoái hóa đầu gối là bệnh thoái hoá loạn dưỡng của khớp gối, lớp sụn bọc hai đầu xương của khớp gối bị mòn dẫn đến lệch trục, gây vẹo khớp, nặng hơn là biến dạng khớp gối.
Sụn khớp có chức năng che phủ bề mặt đầu xương như là một miếng đệm giữa các xương với nhau. Khớp gối là một khớp lớn và chịu lực gần như toàn bộ cơ thể lại phải vận động nhiều nên rất dễ bị chấn thương và có nguy cơ thoái hóa cao.
Theo thống kê, dấu hiệu bệnh thoái hóa đầu gối có tỷ lệ 35% ở người sau tuổi 35 và 80% ở người sau 65 tuổi, tỷ lệ phụ nữ bị thoái hóa đầu gối cao nam giới, chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Thoái hóa đầu gối đặc trưng bởi tổn thương thoái hóa của sụn khớp gối, quá trình mất sụn khớp, tổn thương xơ hóa xương dưới sụn gây ra tổ chức xương cạnh khớp tân tạo và hốc xương dưới sụn.
2. Dấu hiệu sớm của thoái hóa đầu gối
Thoái hóa đầu gối phổ biến ở người trên 50 tuổi. Những người trẻ cũng có thể mắc bệnh. Các triệu chứng bao gồm sưng, đau và cứng khớp. Khi bệnh ở giai đoạn toàn phát, người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, tập thể dục, leo cầu thang hoặc thậm chí là đi bộ.
Các triệu chứng có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu của căn bệnh thoái hóa này là:
- Đau, đặc biệt là khi co và duỗi thẳng đầu gối và chịu trọng tải nặng
- Sưng: gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng trong khớp, hoặc do loãng xương hình thành khi sụn bị phá vỡ
- Nóng da trên đầu gối, đặc biệt là vào cuối ngày
- Đau khi ấn xuống đầu gối
- Cứng khớp khi di chuyển khớp, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc sau một thời gian không hoạt động hoặc đi bộ.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối
Dưới đây là những nguyên nhân gây thoái hóa đầu gối:
- Tuổi tác: tuổi càng cao các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen, mucopolysacarit (thành phần quan trọng của mô cơ) khiến chất lượng sụn kém dần, đặc biệt là tính đàn hồi và khả năng chịu lực cũng giảm đi nhanh chóng. Thoái hóa đến sớm hay muộn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và chế độ ăn uống, vận động.
- Dị dạng bẩm sinh làm thay đổi diện tích tỳ nén của đầu gối.
- Chấn thương làm thay đổi mối tương quan và hình thái của khớp gối.
- Tăng cân, béo phì khiến đầu gối bị quá tải
- Di truyền: gia đình có người bị thoái hóa đầu gối sớm thì nguy cơ các con mắc bệnh cao hơn.
- Mãn kinh, đái tháo đường, loãng xương làm gia tăng nguy cơ thoái hóa đầu gối.
- Bệnh nhân bị Gout (gút) cũng dễ bị thoái hóa đầu gối.
Tuổi càng cao các tế bào sụn cũng dần dần giảm chức năng của đầu gối
4. Điều trị thoái hóa đầu gối
Điều trị thoái hóa khớp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
4.1. Điều trị tại nhà
Một số biện pháp khắc phục và điều trị tại nhà bao gồm:
- Chườm nóng hoặc lạnh: chườm nóng làm giảm cứng khớp và chườm lạnh có thể làm giảm đau và sưng. Lưu ý: nên dùng khăn sưởi hoặc túi chườm đá để không làm bỏng da.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: sử dụng gậy hoặc máy tập đi bộ có thể giúp giảm một phần trọng lượng của đầu gối.
4.2. Các loại thuốc
- Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, naproxen và aspirin có thể giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bởi các loại thuốc này có thể gây hại cho dạ dày, gây ra các vấn đề về tim mạch, tổn thương gan thận nếu lạm dụng.
- Các loại kem bôi có chứa NSAID hoặc các thành phần tạo cảm giác nóng hoặc làm mát là một cách tương đối an toàn để giảm triệu chứng.
- Acetaminophen có thể giúp giảm đau nhưng không giảm sưng. Acetaminophen có ít tác dụng phụ hơn NSAID nhưng liều cao có thể gây hại cho gan.
4.3. Tiêm axit hyaluronic (AH)
Tiêm AH để cung cấp chất lỏng đệm và bôi trơn khớp. Tiêm bổ sung chất nhờn Acid Hyaluronic vào trong khớp giúp trọng lượng và nồng độ phân tử của AH nội sinh sẽ tăng lên giúp giảm đau, cải thiện đáng kể chức năng của khớp.
4.4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu với các bài tập giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp:
- Giảm đau, tăng tuần hoàn: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau (dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại, lên xuống cầu thang.
- Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi đầu gối, các nhóm cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè…
Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp
4.5. Phẫu thuật
– Điều trị dưới nội soi khớp
- Cắt lọc, bào, rửa khớp.
- Khoan kích thích tạo xương
- Cấy ghép tế bào sụn.
– Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Được chỉ định ở các thể thoái hóa khớp nặng tiến triển, có giảm nhiều chức năng vận động. Thường được áp dụng ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.
5. Cách làm giảm cơn đau do thoái hóa đầu gối gây ra
Mục tiêu giảm viêm giảm đau rất quan trọng trong điều trị đau khớp gối. Sau đây là 3 cách giảm viêm hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được:
5.1. Ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng có tác dụng giảm tác hại của oxy hóa (các gốc tự do) trên các tế bào cơ thể. Như chúng ta đều biết, các tế bào cơ thể cần cung cấp oxy cho sự tăng trưởng và năng lượng. Các tế bào cơ thể sử dụng oxy để tạo ra năng lượng và duy trì sự sống và phát hành các gốc tự do như một sản phẩm phụ. Chất chống oxy hóa sẽ loại bỏ các gốc tự do, chống lại viêm khớp và giảm đau khớp gối một cách hiệu quả.
Một số chất chống oxy hóa là chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, beta-carotene, selen, hợp chất lycopene…
Những loại hoa quả mà người bệnh nên ăn là các loại quả chứa nhiều vitamin C như: xoài, nho, đu đủ, kiwi… Trong các loại quả này chứa vitamin C sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống oxy hóa và bảo vệ khớp gối.
Ngoài ra, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm như bánh mì trắng, bột mì, kẹo, mỡ có acid béo no…
5.2. Kiểm soát cân nặng trong giới hạn chỉ số BMI an toàn
BMI là chỉ số khối của cơ thể, được dùng để đánh giá mức độ cơ thể là gầy hay béo của một người qua chiều cao và cân nặng. Việc duy trì cân nặng trong giới hạn chỉ số an toàn mang lại vô vàn lợi ích đối với sức khỏe tổng quát của bạn, bao gồm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, cao huyết áp và thậm chí là các bệnh ung thư. Giảm cân còn mang lại 2 lợi ích lớn đối với vấn đề đau khớp gối:
- Giảm thiểu áp lực lên đầu gối
- Giảm thiểu tình trạng viêm sưng trong cơ thể
5.3. Chườm lạnh
Chườm lạnh thường xuyên là cách đơn giản và dễ dàng nhất để kiểm soát tình trạng viêm. Nước đá được sử dụng để giúp vết thương lành, làm co mạch máu và làm giảm lưu lượng máu.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt