Đau khớp ngón tay là do đâu?

Đau sưng khớp ngón tay là tình trạng một hoặc nhiều khớp ở các ngón tay có dấu hiệu đau nhức, sưng nề, gây ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm và vận động bàn tay. Nếu triệu chứng này không được điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, nhất là tình trạng teo cơ, biến dạng khớp, bại liệt ngón tay

1. Nguyên nhân đau khớp ngón tay là gì?

Tình trạng đau khớp ngón tay rất dễ gặp phải trong cuộc sống gây cho người bệnh không ít phiền toái, khó khăn trong sinh hoạt, trong công việc thường ngày. Ngón tay người bệnh có thể bị tê nhức, sưng tấy. Các cơn đau thường tăng nhanh khi người bệnh tiến hành thực hiện các chức năng vận động như co duỗi, gấp, cầm nắm các đồ vật… Tuy nhiên, nếu chụp phim X-quang, hình ảnh cho thấy khớp ngón tay bình thường nhưng cũng có lúc xuất hiện hình ảnh hư biến của khớp.
Đau khớp ngón tay là bệnh gì?
Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

1.1. Do chấn thương, tai nạn

Nếu bị chấn thương bàn tay do té ngã khi vui chơi, tai nạn lao động,… cũng khiến cho phần xương ngón tay bị gãy, trật khớp hoặc các cơ, sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương. Mặc dù tình trạng chấn thương đã lành lại, đồng thời bệnh nhân có thể cử động được các ngón tay nhưng người bệnh vẫn có thể phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên xảy ra. Điều này là do di chứng và hậu quả sau tình trạng chấn thương gây ra.

Chấn thương bàn tay do té ngã khi vui chơi cũng là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

1.2. Thiếu hụt canxi

Với những phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh đau khớp ngón tay khá cao. Ở lứa tuổi này, lượng canxi trong cơ thể của con người bị thiếu hụt trầm trọng, khiến người bệnh đứng trước tình trạng loãng xương. Một khi xương khớp ngón tay không được chắc khỏe, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau khớp ngón tay.

Khi lượng canxi trong xương bị thiếu hụt sẽ rất dễ khiến cho phần xương dưới sụn bị loang lổ. Chính điều này đã hình thành nên các gai xương, khiến cho người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động. Nhiều trường hợp bệnh nhân có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy.

Thiếu hụt canxi gây đau khớp ngón tay

1.3. Hội chứng ống cổ tay

Nếu cổ tay hay các ngón tay vận động quá mức, lặp đi lặp lại 1 thao tác liên tục nhưng không nghỉ ngơi hợp lý có thể gây đau nhức và phát sinh hội chứng ống cổ tay với biểu hiện đau nhức cổ tay, các khớp ngón tay (trừ ngón tay út, ngón áp út chỉ ảnh hưởng 1 phần nhỏ).

Là căn bệnh thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, sử dụng máy tính với những thao tác trên bàn phím và chuột liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến bệnh nhân dễ xuất hiện những cơn đau khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, khủy tay hay vai…

Sở dĩ người bệnh bị đau nhức ở các khớp ngón tay là do dây thần kinh ở các khớp này bị tổn thương gây ra. Một khi các khớp ngón tay phải vận động liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cứng khớp.

Ngoài những cơn đau khớp ngón tay, người bệnh còn gặp phải triệu chứng tê bì các đầu ngón tay và việc co duỗi các ngón cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cầm nắm, đánh máy,… của bệnh nhân.

Hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người làm công việc văn phòng

1.4. Thoái hóa khớp ngón tay

Thoái hóa khớp chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho phần sụn khớp suy yếu dần và nứt vỡ và làm cho khớp bị thoái hóa dần.

Bên cạnh đó, phần bao khớp nhanh chóng bị bong tróc, sưng viêm. Đồng thời, xương dưới sụn trở nên xơ hóa hoặc mọc gai. Chính điều này đã gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc gây mất khả năng vận động khớp ở người bệnh.

Ngoài ra, một số bệnh lý thoái hóa khớp khác cũng có khả năng gây đau khớp ngón tay dữ dội như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Những người bị thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày làm cho mạch máu nuôi dưỡng các cơ bị gián đoạn. Với tình trạng khớp cổ bị thoái hóa, các khớp chi dưới cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến tình trạng đau viêm ở các khớp ngón tay.
  • Thoái hóa khớp ngón tay: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức khớp ngón tay. Người bị thoái hóa khớp ngón tay sẽ nhanh chóng gặp phải các triệu chứng như tay bị tê cứng, đau nhức, sưng tấy ở khớp.
Thoái hóa khớp chính là 1 trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay

1.5. Viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương ở các khớp tay. Đây là căn bệnh thấp khớp mạn tính. Người bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, tim mạch, đột quỵ, biến chứng ở da, phổi,…

Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh thường có các triệu chứng như đau khớp, các khớp bị sưng đỏ. Cơn đau có thể đến đột ngột và khiến cho người bệnh bị sốt nhẹ. Khi bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp, các dây thần kinh ở cổ tay, cánh tay của bệnh nhân nhanh chóng bị chèn ép. Điều này gây ra những cơn đau nhức thường xuyên ở vùng cánh tay và bàn tay.

Hầu hết bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, phần khớp có nguy cơ bị viêm nhiễm nặng hoặc biến dạng. Hai bàn tay trở nên run rẩy, không thể cầm nắm được các vật dụng và gây ra tình trạng đau khớp ngón tay. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân có triệu chứng này, người bệnh nên thận trọng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

2. Phương pháp điều trị đau khớp ngón tay

Phương pháp điều trị bệnh đau khớp ngón tay

2.1. Chữa đau khớp ngón tay bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chức năng của khớp, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cải thiện tầm vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp để tăng cường khả năng chịu lực. Một số trường hợp nặng, bệnh nhân khó vận động thì có thể mang nẹp hoặc niềng.

2.2. Chữa đau khớp ngón tay bằng tây y

  • Điều trị nội khoa: Là giảm các triệu chứng đau khớp ngón tay và cải thiện chức năng vận động khớp. Với những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để điều trị.
  • Điều trị ngoại khoa: Được áp dụng khi việc sử dụng thuốc tây không có chuyển biến tích cực. Nếu tình trạng bệnh nhân ngày càng trầm trọng thì bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét đến các phương pháp phẫu thuật để giúp bệnh nhân duy trì khả năng vận động khớp.

3. Các bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp ngón tay

Ngoài việc sử dụng các phương pháp chữa trị, người bệnh đau khớp ngón tay có thể áp dụng thêm một số bài tập để hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp ngón tay. Những bài tập này có thể làm tăng được sức mạnh của cơ. Nếu người bệnh áp dụng thường xuyên sẽ giúp cơ tay vận động linh hoạt hơn.

Bệnh nhân bị đau khớp ngón tay có thể áp dụng một số bài tập dưới đây để mang lại hiệu quả tốt nhất:

Các bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp ngón tay cần biết

Động tác 1: Khởi động

  • Trước tiên người bệnh tiến hành khởi động các khớp ngón tay.
  • Nếu ngón tay của bạn bị đau và cứng, hãy cố gắng làm ấm trước khi tập.
  • Bạn có thể chườm ấm hay cho tay vào nước ấm trong khoảng 10 phút.
  • Tiếp đến, bạn có thể xoa ít dầu ăn vào tay, mang găng cao su.
  • Đồng thời nhúng tay vào nước ấm để có cảm giác ấm sâu.

Động tác 2: Nắm tay

  • Người bệnh nhẹ nhàng nắm chặt các ngón tay lại.
  • Có thể thực hiện từ từ, bắt đầu từ ngón út và cuối cùng là ngón cái.
  • Hãy giữ động tác này trong vòng 30-60 giây.
  • Sau đó, bạn có thể bung rộng các ngón tay cho đến khi cảm thấy các ngón tay căng ra nhưng không đau.
  • Thực hiện động tác này ở cả 2 bàn tay và lặp lại 4 lần.
  • Động tác này giữ trong vòng 30-60 giây, lặp lại ít nhất 4 lần với mỗi tay.
Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7