Gai cột sống là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh

Gai cột sống là một tình trạng của thoái hóa cột sống, biểu hiện chính của gai cột sống là đau. Nếu gai cột sống tác động lên dây thần kinh thì cơn đau có thể xuất hiện tùy thuộc vào vị trí gai có thể gây đau ở ngực, các chi, đau liên sườn. Vậy nếu bị gai cột sống phải làm sao?

1. Gai cột sống là gì?

Cột sống như một cái trục, trụ của một ngôi nhà, nó chịu trách nhiệm gánh hết sức nặng của cơ thể và đồng thời nó bảo vệ tủy sống của chúng ta. Cột sống được cấu tạo từ các đốt sống (đốt sống cổ, ngực, thắt lưng) và các đốt sống này trượt lên nhau nhờ giữa các đốt sống có đĩa đệm (gồm nhân nhầy ở bên trong và vòng xơ cứng bao bến ngoài). Cột sống và đĩa đĩa đệm tạo thành một trục hình chữ S được giữ vững nhờ hệ thống dây chằng gân cơ bao quanh, ở giữa cột sống là phần rỗng chứa tủy sống. Nếu chúng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh từ tủy sống đi ra.

Do chấn thương, hoạt động sai tư thế và theo thời gian các đốt sống bị lão hóa làm cho hệ thống đốt sống, đĩa đệm, dây chằng gân cơ bị xuống cấp gây ra tình trạng lỏng lẻo. Khi đó cơ thể của chúng ta sẽ phản ứng lại bằng cách làm rộng diện tích của thân đốt sống ra, xương sẽ phát triển ở rìa của đốt sống. Đồng thời hệ thống dây chằng gân cơ sẽ dày lên với mục đích giữ vững được các đốt sống và cấu trúc của cột sống. Khi hệ thống gân cơ dày lên như vậy theo thời gian nó sẽ lắng đọng canxi. Kết hợp cả hai hiện tượng xương phát triển ở rìa và sự lắng đọng canxi của hệ thống gân cơ dẫn đến cột sống mọc gai hay gai xương cột sống.

Hình ảnh gai cột sống

2. Nguyên nhân gây ra gai xương cột sống

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng gai xương cột sống, chúng bao gồm:

– Do tuổi tác tuổi càng cao nguy cơ gai cột sống càng cao

– Những người béo phì (do cột sống phải chịu một lực quá cũng dẫn đến gai xương)

– Hoạt động sai tư thế thường xuyên dẫn đến vẹo, gai cột sống

– Do chấn thương gây ra gai cột sống (tác động lực mạnh, nhanh từ bên ngoài)

3. Các triệu chứng của gai cột sống

  • Biểu hiện chủ yếu của bệnh gai cột sống là đau: Trong giai đoạn đầu gần như không có triệu chứng đau, cơn đau có chăng chỉ thoáng qua, xuất hiện khi vận động mạnh, hoặc ngồi quá lâu.
  • Hội chứng đau thần kinh tọa do gai xương gây ra: Là hiện tượng rễ thần kinh bị chèn ép ở vị trí L4, L5, SI. Đây là các đốt sống thấp nhất của cột sống, vùng này có vai trò là bản lề của cột sống thắt lưng và cũng chịu sức ép rất lớn từ phần trên của cơ thể. Từ đó gây ảnh hưởng đến vận động của chi dưới. Lúc đó bệnh nhân sẽ đau ở vùng lưng, hông và lan dọc xuống chân, kèm theo tình trạng tê ở các đầu chi.
  • Gai xương cột sống xảy ra ở đốt sống ngực tác động lên hai dây thần kinh ngực (dây thần kinh chi phối vùng ngực của chúng ta). Dọc theo các xương sườn gây ra đau ở vùng ngực lan từ sau lưng ra phía trước gọi là đau thần kinh liên sườn.
  • Nếu gai xương gây ra thoái hoá đốt sống ở cổ thì gây ảnh hưởng đến hoạt động của chi trên: giảm vận động, tê bì, ngứa ran.
Đau tê bì các ngón chân là một trong những triệu chứng của đau thần kinh tọa do gai cột sống gây ra

4. Gai cột sống phải làm sao

Gai cột sống là một biểu hiện của tình trạng thoái hóa cột sống, khi bị thoái hóa cột sống bệnh nhân trải qua nhiều giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ đau âm ỉ ở cột sống thoáng qua, bạn chỉ cảm nhận được khi ngồi quá lâu, hoặc làm việc nặng có sử dụng cột sống. Trong trường hợp này chỉ cần nghỉ ngơi là câu đau có thể thuyên giảm.
  • Nếu cơn đau kéo dài, hoặc đau thần kinh tọa, liên sườn: Các chân, tay vừa đau, vừa yếu, hạn chế vận động thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn chẩn đoán và điều trị kịp thời

5. Các xét nghiệm chẩn đoán gai cột sống bao gồm

  • Chụp X quang để phát hiện gai, thoái cột sống và đánh giá sự ảnh hưởng đến việc chèn ép dây thần kinh
  • Đo điện cơ: là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định xem bạn có bị bệnh của dây thần kinh ngoại biên ở chân tay và mặt, hay bệnh của bắp thịt, hoặc các bệnh khác gây yếu hoặc đau hoặc rối loạn cảm giác. Bản ghi điện cơ là bản ghi các kết quả thu được trên máy, in ra dưới dạng các biểu đồ và bảng số
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) tại vùng bị tổn thương để thấy rõ mức độ tổn thương ở rễ thần kinh, tủy sống. Phương pháp MRI là phương pháp hiện đại nhất và tốt hơn phương pháp X-quang, vì nó không chiếu xạ vào cơ thể. Ngoài ra, thiết bị chụp cắt lớp tạo ra hình ảnh ở các mặt phẳng khác nhau, với độ phóng đại khác nhau và với độ chính xác 95%.

6. Điều trị gai cột sống như thế nào

  • Chỉ đau đơn thuần chỉ cần nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm lạnh mỗi ngày chườm khoảng 4 lần (mỗi lần chườm khoảng 10-15 phút).
  • Trong trường hợp đau do chèn ép rễ thần kinh: Thuốc chống viêm không steroid (Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Meloxicam…): giúp giảm triệu chứng sưng và đau, đồng thời ngăn ngừa viêm phát triển. Thuốc Corticosteroid dạng uống: giúp giảm đau và sưng, thường dùng trong trường hợp chèn ép dây thần kinh ở mức độ trung bình
  • Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu hàng ngày, kiên trì để dự phòng và điều trị gai cột sống. Vật lý trị liệu cải thiện được triệu chứng của bệnh nhân. Lưu ý vật lý không có tác dụng làm giảm gai cột sống, tuy nhiên vật lý trị liệu có tác dụng làm mạnh hệ thống gân cơ, dây chằng dẫn đến giảm đau do gai cột sống.
Thuốc chống viêm không steroid được sử dụng trong hỗ trợ điều trị gai cột sống
  • Điều trị không phẫu thuật là cách tiếp cận đầu tiên ở những bệnh nhân gai cột sống. Tuy nhiên, nếu điều trị không phẫu thuật mà cơn đau vẫn không thuyên giảm thì các bác sĩ sẽ cân nhắc việc phẫu thuật để loại bỏ gai, đặc biệt những trường hợp phải phẫu thuật ngay nếu cơn đau kéo dài và liên tục. 

Trên đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị gai cột sống, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và sự đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi gai cột sống phải làm sao? Để tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7