Hiểu rõ về viêm khớp vùng chậu để điều trị sớm và hiệu quả cao
Viêm khớp vùng chậu có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, nếu như mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là ở nữ giới, mà không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm.Vì vậy, việc tìm hiểu một số thông tin cơ bản liên quan đến bệnh là điều cần thiết. Các bạn hãy cùng theo dõi nội dung của bài viết dưới đây để có những cái nhìn tổng quan nhất về bệnh.
Nội dung bài viết
1. Định nghĩa viêm khớp vùng chậu
Viêm khớp vùng chậu là khái niệm chỉ sự viêm nhiễm ở vị trí khớp giữa xương cột sống và xương chậu. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc một vài khớp thuộc khu vực này. Thông thường, tỉ lệ những khớp ở vùng xương chậu dưới cột sống, khớp vùng gần mông bị mắc bệnh sẽ cao hơn.
Viêm khớp vùng chậu là bệnh mãn tính. Diễn tiến của bệnh khá chậm nhưng để lại những hậu quả không hề nhỏ cho việc sinh hoạt, lao động hàng ngày của bệnh nhân. Thậm chí, ngoài những cơn đau khó chịu, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể khiến bệnh nhân bị tàn phế trong trường hợp nặng.
2. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vùng chậu
Thực tế những nguyên nhân cụ thể của từng trường hợp mắc bệnh sẽ khó mà xác định được. Tuy nhiên, một số các yếu tố dưới đây sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
2.1. Do tình trạng chấn thương
Một số những chấn thương có thể ảnh hưởng tới khớp vùng chậu như do tai nạn thể dục thể thao, tai nạn xe cộ, tai nạn từ quá trình lao động, do té ngã… Những chấn thương này có cường độ mạnh, tốc độ nhanh và đột ngột nên làm cho khớp vùng chậu bị tổn thương, khiến chúng có thể bị viêm nhiễm.
2.2. Nguyên nhân nhiễm khuẩn
Tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn tại một số bộ phận, đặc biệt là những bộ phận gần với khớp xương chậu có thể là nguyên nhân dẫn bệnh viêm khớp vùng chậu. Đó có thể là vấn đề viêm đại tràng, viêm ruột thừa, viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở cả nam giới và nữ giới… Khi không được điều trị kịp thời để xử lý vấn đề viêm nhiễm, khiến chúng lan rộng thì sẽ là cơ hội tốt cho bệnh viêm khớp xương chậu phát triển.
2.3. Quá trình mang thai
Khi phụ nữ ở trong giai đoạn mang thai và trải qua quá trình sinh nở, các khớp xương chậu bắt buộc phải biến đổi hình dạng. Điều này giúp cho thai nhi ra đời một cách thuận lợi. Tuy nhiên, chính những nguyên nhân này cũng khiến cho phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp vùng chậu tăng lên.
Lý do là bởi trọng lượng của cơ thể tăng khi mang thai khiến cho vùng xương chậu phải chịu thêm nhiều áp lực. Còn quá trình chuyển dạ đưa thai nhi lọt xuống dưới cũng khiến vùng này bị ứ nước. Các dây chằng quanh khớp ở vùng chậu sẽ xuất hiện tình trạng phù nề và có thể bị viêm nhiễm.
2.4. Sinh hoạt, làm việc kém khoa học
Nhiều người mắc các thói quen sinh hoạt, làm việc xấu như ngồi sai tư thế trong thời gian dài, ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên mang vác đồ nặng… Về lâu dài, các khớp xương vùng chậu sẽ bị ảnh hưởng và bị tổn thương. Bệnh lý viêm khớp vì đó mà hình thành.
Ngoài ra, chế độ ăn uống kém khoa học khiến cho cơ thể bị thừa cân, béo phì cũng được cho là nguyên nhân gây ra bệnh. Lý do là bởi việc cơ xương vùng chậu chịu áp lực lớn trong thời gian dài do trọng lượng tăng quá mức. Lâu dần sẽ bị tổn thương, xuất hiện viêm nhiễm.
2.5. Nguy cơ mắc bệnh do yếu tố di truyền
Khi cha mẹ, ông bà bị bệnh loãng xương, viêm khớp vùng chậu hoặc những bệnh viêm khớp mãn tính khác thì nguy cơ con cháu mắc bệnh sẽ cao hơn hẳn người thường. Tuy nhiên, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ không cao trong các nguyên nhân gây bệnh.
3. Những triệu chứng của bệnh viêm khớp vùng chậu
Để có thể sớm đi kiểm tra và phát hiện, chữa trị kịp thời viêm khớp vùng chậu, chúng ta cần chú ý đến một số các triệu chứng cơ bản của bệnh. Các triệu chứng đó bao gồm:
- Các vấn đề ở vùng bụng, đùi, mông: Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ tại vùng bụng, vùng đùi, vùng mông, Nguyên nhân là do hiện tượng các dây thần kinh tọa tại khu vực này bị ảnh hưởng do tình trạng viêm nhiễm xảy ra
- Đau vùng chậu hông, vùng cột sống thắt lưng: Những cơn đau tại hai khu vực này xuất hiện một cách thường xuyên và khó có thể kiểm soát bằng các biện pháp thông thường. Đặc biệt, khi bệnh nhân ngồi thì tần suất và cường độ của cơn đau cũng tăng lên nhiều. Thậm chí, có lúc còn xuất hiện tình trạng tê cứng hai chân giống như biểu hiện của bệnh thần kinh tọa.
- Cảm giác khu vực vùng xương chậu bỏng rát: Hiện tượng bỏng rát, khó chịu xảy ra ngay tại vị trí xuất hiện viêm nhiễm. Nó có thể biểu hiện hẳn ra bên ngoài vùng da dưới trạng thái ửng đỏ, khiến cho bệnh nhân khó chịu. Việc bị đau dai dẳng kéo dài với các triệu trứng này khiến bệnh nhân rơi vào tâm trạng lo lắng, buồn rầu và mất ngủ.
- Việc đi lại bị hạn chế: Do khớp xương chậu quyết định phần lớn đến chức năng đi lại bình thường của cơ thể nên khi tại đây xảy ra vấn đề, việc đi lại của bệnh nhân cũng bị hạn chế. Khả năng vận động bình thường của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Các triệu chứng kèm theo: Ngoài việc bị đau nhức thì người bệnh còn có thể bị một số các triệu chứng khác đi kèm. Ví dụ như hiện tượng đi ngoài ra máu, đi tiểu bị buốt rát, sốt cao hoặc thường xuyên buồn nôn.
Những biểu hiện trên thường bị người bệnh chủ quan bỏ qua. Vì cho rằng, đấy là những triệu chứng do các yếu tố thời tiết thay đổi hay cơ thể mệt mỏi gây ra. Bởi thế, rất nhiều bệnh nhân khi bị nặng mới đi thăm khám và phát hiện ra bệnh. Lúc này, bệnh tình đã chuyển biến mức nặng và việc điều trị thường phức tạp, khó khăn hơn.
4. Điều trị viêm khớp vùng chậu như thế nào?
Căn cứ vào từng giai đoạn bệnh, cơ địa, sức khỏe… mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các phương pháp chủ yếu sẽ được áp dụng là:
4.1. Dùng thuốc
Các loại thuốc cho thấy hiệu quả trong điều trị bệnh thường được sử dụng gồm:
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc kháng viêm không có chứa steroid.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng corticoid.
- Thuốc giảm đau.
4.2. Tập luyện và sinh hoạt
Các chuyên gia sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các bài tập có lợi cho việc điều trị viêm khớp vùng chậu. Bệnh nhân cần tích cực tập luyện, kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học để mau lành bệnh.
4.3. Tiến hành phẫu thuật
Nếu như những biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả cho bệnh nhân thì việc phẫu thuật sẽ được xem xét. Biện pháp này sẽ giúp xương vùng chậu được tái cấu trúc lại và vấn đề viêm nhiễm cũng sẽ được khắc phục.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin về bệnh viêm khớp vùng chậu. Đừng chủ quan với những biểu hiện cơ bản của bệnh vì đây là một bệnh lý khá nguy hiểm. Hãy đi khám ngay nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường tại vùng xương chậu. Các bác sĩ sẽ dựa vào việc chẩn đoán lâm sàng và kiểm tra chuyên sâu để xác định bệnh trạng, đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả cao.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt