Khi mắc thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh các bài thuốc dân gian và tập luyện thì mổ được coi là biện pháp cuối cùng trong việc điều trị bệnh mà mọi biện pháp khác không có tác dụng. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Thế nào là mổ thoát vị đĩa đệm?

Mổ thoát vị đĩa đệm hoặc phẫu thuật là phương pháp can thiệp y học nhằm loại bỏ phần đĩa đệm bị chệch ra ngoài, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép nhằm chấm dứt cơn đau. Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị như tây y, đông ý hay vật lý trị liệu, tuy nhiên khi bệnh không thể khỏi hoàn toàn và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thì phẫu thuật là phương pháp phù hợp nhất nhằm giúp người bệnh thoát khỏi cơn ác mộng về đau cột sống, thắt lưng…

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp can thiệp y học nhằm loại bỏ phần đĩa đệm bị chệch ra ngoài

2. Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Không phải mọi bệnh nhân được chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm cũng có thể mổ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tiến hành cắt bỏ, khi có những triệu chứng sau đây, bạn nên nghĩ đến việc mổ thoát vị đĩa đệm:

  • Dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng
  • Cơn đau nhức dữ dội kéo dài
  • Khối thoát vị chui vào trong ống sống, chèn ép chùm đuôi ngựa

Ưu điểm của mổ thoát vị đĩa đệm: Khả năng hồi phục chiếm tới 80-90%.

Nhược điểm:

  • Rủi ro trong quá trình phẫu thuật như chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, rò rỉ dịch não tủy…
  • Tỷ lệ tái phát chiếm tới 5-10%

3. Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?

Người lao động vất vả, thường xuyên phải khuân vác vật nặng, lao động tay chân là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống… đồng thời đây cũng là nhóm có thu nhập thấp, chính vì vậy, chi phí mổ thoát vị đĩa đệm là vấn đề đang được  rất nhiều người quan tâm.

Về chi phí điều trị, tùy thuộc vào từng phương pháp cũng như tình trạng nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia sẽ có những mức giá khác nhau. Tuy nhiên, bài viết xin được đưa ra một số mức giá đã tham khảo ở các bệnh viện lớn, phòng khám uy tín…

  • Các bệnh viện khác, trường hợp người bệnh thực hiện phương pháp mổ truyền thống, mổ hở nhằm lấy nhân thoát vị đĩa đệm thông thường chi phí từ 20 triệu đồng.
  • Mổ nội soi chi phí khoảng 30-40 triệu

Với chi phí như trên, nhiều người sẽ có cho mình những sự lựa chọn thích hợp để điều trị bệnh tốt hơn.

Tùy thuộc vào từng phương pháp cũng như tình trạng nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia sẽ có những mức giá khác nhau

4. Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Mổ thoát vị đĩa đệm không phải là cách duy nhất. Nhiều chuyên gia khuyên bệnh nhân sử dụng các phương pháp bảo tồn như tây y, đông ý, tập vật lý trị liệu và chỉ mổ khi các phương pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng dễ gây biến chứng hoặc rủi ro trong mổ, bác sĩ sẽ đình chỉ mổ.

Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng, không đáp ứng được với tất cả phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, mổ thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngoài các di chứng thường gặp như: đĩa đệm yếu hơn, bệnh lý thoái hóa đốt liền kề… thoát vị tái phát cũng chiếm tỷ lệ đáng kể.

Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân vẫn có khả năng tái phát lại nếu như không chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách hoặc bác sĩ mổ cho người bệnh tay nghề kém, non kinh nghiệm.

Đối với bệnh nhân mổ thoát vị đĩa đệm thì sau khi mổ cần lưu ý nên giữ sinh hoạt ở mức tối thiểu trong tháng đầu tiên, chỉ đi lại khi cần thiết, chẳng hạn như đi ăn cơm, đi vệ sinh hằng ngày, khi đi đứng khi ngồi… với sự hỗ trợ của nẹp cột sống.

Sau mổ bệnh nhân nên chú ý:

  • Sang tháng thứ 2 vẫn mang nẹp lưng và quay trở lại công việc thường ngày.
  • Đến tháng thứ 3 có thể bỏ nẹp lưng tập thể dục cho thích nghi dần và làm việc bình thường từ nhẹ đến nặng.
  • Người bệnh nên chú ý tái khám định kỳ 1 tháng 3 tháng 6 tháng và 1 năm, nếu sau đó không có gì thì đã hoàn toàn bình phục

5. Biện pháp phòng tránh bệnh tái phát sau mổ thoát vị đĩa đệm

  • Nguy cơ tái phát sau mổ là có, do vậy người bệnh cần có kế hoạch nghỉ ngơi và rèn luyện một cơ thể khỏe mạnh và đặc biệt là các bài tập về cột sống. Đối với người chưa bị bệnh, ngay từ tuổi trẻ cần có ý thức bảo vệ xương khớp bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
  • Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Sau mổ cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom.
  • Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất.
  • Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.
  • Giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
  • Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Thời gian đầu nên tiến hành tập luyện ở tư thế nằm (tư thế cột sống ít chịu lực nhất).
Người bệnh cần có bài tập nhẹ nhàng

Cần tập thể dục cần tiến hành từ nhẹ đến nặng, từ ít chịu lực lên chịu lực nhằm nâng cao thể lực. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đu xà đơn, bơi, đạp xe.

  • Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Chưa nói đến việc ngồi lâu trên xe máy hoặc ô tô khiến thắt lưng bị mỏi, xương khớp dễ bị biến dạng. Do vậy cần tránh đi xa, ngồi lâu một chỗ, nếu phải di chuyển, bạn nên sử dụng đai định hình.

Để tránh thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ, người bệnh cần thực hiện đúng tư thế trong các hoạt động hàng ngày, tránh nằm sấp, hạn chế đi giày cao gót, không mang vác nặng hay thay đổi tư thế đột ngột, nên duy trì tập luyện nhẹ nhàng và không tập quá sức, tránh bị chấn thương…

6. Chế độ ăn uống dự phòng tái phát sau mổ thoát vị đĩa đệm

Chế độ dinh dưỡng là một chú ý quan trọng cho người bệnh trong quá trình phục hồi sau mổ thoát vị đĩa đệm, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên:

  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, E giúp sụn khớp khỏe mạnh, bổ sung canxi cho cơ thể (uống sữa và ăn tôm, cua và các thực phẩm từ sữa).
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có chứa protein nạc (cá, thịt gà, đậu); hạn chế ăn thịt đỏ và thực phẩm chứa nhiều đường; uống 2 lít nước mỗi ngày…

Ngoài ra, để giúp phục hồi nhanh và tránh tái phát sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, tăng cường chức năng xương khớp để giảm triệu chứng đau, chống viêm hoặc tác dụng phụ.

Để ngăn chặn tái phát sau mổ, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định khi bị thoát vị đãi đệm có nên mổ không.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7