Làm gì khi gặp triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh về xương khớp, gây ra cho người bệnh cảm giác đau đớn và chúng ảnh hưởng không nhỏ tới vận động trong cuộc sống hàng ngày. Khi có những triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần tìm ra cách hỗ trợ điều trị bệnh có tính hiệu quả cao.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm là bệnh khá phổ biến và thường gặp ở từ độ tuổi trung niên cho tới tuổi già. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết những nguyên nhân ít ngờ gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
Khi ở độ tuổi cao đồng nghĩa với việc cơ thể của bạn bắt đầu thoái hóa và xương cũng không còn được chắc khỏe như thời trẻ. Khi tình trạng cơ thể lão hóa các xương cột sống cũng không được dẻo dai và chắc khỏe, chính vì thế dễ gây ra những bệnh về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay gai cột sống…
Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh:
1.1. Lao động quá sức
Khi chúng ta phải làm việc quá vất vả, quá sức chính là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đặc biệt là những người lao động thường xuyên phải làm những việc nặng nhọc chính là những người dễ mắc các bệnh về cột sống. Họ thường xuyên phải mang vác các vật nặng hoặc cúi nhiều chính vì thế nên khả năng mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao hơn những người lao động bình thường.
1.2. Người làm việc văn phòng
Do đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi hàng giờ đồng hồ mỗi ngày bên cạnh chiếc máy tính, hoặc giới văn phòng ngồi nhiều và ít vận động, hay mắc phải nhất đó chính là ngồi sai tư thế dẫn tới gây ra tình trạng bệnh trên.
Nếu như người bệnh không sớm điều chỉnh lại tư thế làm việc hàng ngày lâu dần có thể bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bị teo cơ, liệt… điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.
1.3. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng do thoái hóa hoặc do bẩm sinh
Thoát vị đĩa đệm chính là tình trạng phần đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống bị chệch ra ngoài và đồng thời bị chèn ép lên các rễ thần kinh và ống sống. Cũng từ đó sẽ gây ra ảnh hưởng và sinh thêm nhiều loại bệnh khác nhau.
Có những người khi sinh ra đã mắc phải các loại bệnh bẩm sinh về cột sống như là bệnh: gai đôi cột sống, hay gù, hoặc bị thoái hóa cột sống… Đây là một trong những điều kiện thuận lợi dễ dẫn tới các tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng của các bạn.
Nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm được xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống, thêm nữa đó chính là những chấn thương do các tác động cơ học hoặc những vận động hàng ngày khiến cho bao xơ đĩa đệm bị rách ra. Nhân nhầy thoát ra ngoài gây ra chèn ép dây thần kinh cột sống.
Từ đó các hoạt động liên quan tới cột sống như việc cúi gập người hay mang vác vật nặng hoặc sai cách, hoặc xoay người đột ngột, những chấn thương như việc té ngã, hay bước hụt chân… sẽ gây ra các áp lực lớn lên đĩa đệm và làm chúng dễ bị thoát vị.
2. Các triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm không chèn lên rễ thần kinh hay tủy sống thì chưa có triệu chứng gì đặc biệt và bệnh nhân sẽ không nhận biết cụ thể chúng được được. Một khi bị chèn ép lên dây thần kinh thì sẽ có các triệu chứng thoát vị đĩa đệm như sau:
Đau cột sống và rễ dây thần kinh chính là một trong những triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm nổi bật nhất. Chứng đau thường tái diễn nhiều lần và đồng thời kéo dài từ 1 tới 2 tuần sau đó khỏi.
Cơn đau thường tăng nhiều hơn khi bạn đứng lên ngồi xuống. Hoặc khi đứng lên ngồi xuống sẽ làm cho phần đĩa đệm bị lệch khỏi khe đốt sống và đồng thời làm tăng áp lực lên dây thần kinh nên khiến cho người bệnh càng đau nhức, vì thế bệnh nhân cần hạn chế vận động.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ra gây rối loạn vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm tại mức độ nhẹ thì bệnh nhân sẽ có cảm giác chân yếu, sức cơ bị giảm đi.
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm gây ra rối loạn dây thực vật: Trong một số các trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói, đau rát ở gan lòng bàn chân hay tại mu bàn chân. Có lúc nóng sẽ phải bật quạt nhưng cũng vẫn phải đắp chăn ở bàn chân bởi vì lạnh.
3. Làm gì khi gặp các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
Khi thấy có các hiện tượng bị thoát vị đĩa đệm, điều đầu tiên bệnh nhân cần phải đi khám bác sỹ ngay để nhận được những lời tư vấn hiệu quả và phù hợp với sức khỏe của mình tại thời điểm hiện tại. Hiện nay có rất nhiều cách hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên chúng ta sẽ không nhận được các kết quả giống nhau bởi còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người nữa. Sau đây là các cách hỗ trợ điều trị phổ biến nhất:
3.1. Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp nội khoa
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê đơn sản phẩm giảm đau, và kháng viêm, cùng thực phẩm chức năng… để giảm những cơn đau nhức của người bệnh và đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cho xương.
Kết hợp cùng việc uống sản phẩm giảm đau với phương pháp vật lý trị liệu như kéo giãn cột sống, hoặc dùng tia hồng ngoại, sóng ngắn hay điện xung…
3.2. Hỗ trợ điều trị bằng phương pháp can thiệp tối thiểu
Có thể dùng laser làm nhằm hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm.
Hoặc dùng sóng cao tần có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm.
3.3. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bắt buộc cần phải mổ khi bệnh nhân bị hội chứng đuôi ngựa, gây ra liệt. Hoặc là các trường hợp khi người bệnh đã hỗ trợ và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa nhưng vẫn không khỏi.
Mổ nội soi: Đây là một phương pháp mổ hiện đại thường được áp dụng ở 1 số các bệnh viện thành phố lớn như tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh…
Mổ mở: Là một phương pháp truyền thống nhưng có tính hiệu quả cao và thường được áp dụng nhiều hơn so với mổ nội soi.
Trên đây là các thông tin cơ bản về dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và một số phương pháp hỗ trợ điều trị. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nước ta, việc hiểu biết tốt về bệnh này có thể giúp chúng ta giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm và tiết kiệm chi phí hỗ trợ điều trị.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt