Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp chân?
Tình trạng đau nhức chân xảy ra sau tuổi 60 thường bắt nguồn từ vấn đề xương khớp. Trong đó, viêm khớp chân làm hạn chế khả năng vận động, gây khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt. Trên thực tế, tình trạng này thậm chí còn bắt đầu ở lứa tuổi trẻ hơn, khoảng từ 40. Vậy có thể nhận biết bệnh bằng cách nào? Cách phòng ngừa và chữa trị ra sao?
Nội dung bài viết
1. Chứng viêm khớp chân là gì?
Viêm khớp chân là tình trạng viêm trong hoặc xung quanh khớp chân dẫn đến sưng, đau và cứng khớp. Hai loại viêm khớp chân thường gặp phổ biến nhất.
Viêm xương khớp
Loại viêm khớp xảy ra theo thời gian do hoạt động quá mức. Sụn giữa xương ở khớp xương bị mài mòn, gây đau và sưng. Viêm xương khớp thường xuyên gây ra sự thoái hóa của sụn ở gốc ngón chân cái, dẫn đến đau khớp ngón chân cái, sau đó là đau ở ngón chân cái và giảm chuyển động của khớp.
Gout
Gout là một dạng viêm khớp chân phức tạp gây đau ở khớp ngón chân cái nghiêm trọng. Ở nam thường có nguy cơ bị bệnh gout nhiều hơn, phụ nữ sau mãn kinh cũng có khả năng mắc bệnh. Bệnh gout gây ra bởi nồng độ axit uric trong máu cao, dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể natri urat quanh khớp và đôi khi ở thận dưới dạng sỏi. Nếu không được điều trị, các cơn đau ở ngón chân cái trở nên thường xuyên hơn và tổn thương nghiêm trọng đối với sụn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của khớp.
Đôi khi một cơn gout cấp tính khởi phát đột ngột vào ban đêm cũng làm cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn rất nhiều.
2. Giải phẫu học bàn chân và các triệu chứng thường gặp của viêm khớp chân
Giải phẫu học
Hiểu về giải phẫu học bàn chân sẽ giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của bàn chân và xác định vị trí viêm khớp một cách nhanh chóng. Vậy cấu tạo bàn chân chúng ta là như thế nào?
Bàn chân có 28 xương và hơn 30 khớp ở bàn chân. Các dải mô cứng, được gọi là dây chằng, giữ xương và khớp tại chỗ. Nếu viêm khớp phát triển ở một hoặc nhiều khớp này, sự cân bằng và đi lại của bạn có thể bị ảnh hưởng. Các khớp chân bị ảnh hưởng phổ biến nhất bởi viêm khớp bao gồm:
- Mắt cá chân, nơi xương ống chân (xương chày) nằm trên xương trên cùng của bàn chân.
- Ba khớp của chân sau: khớp dưới xương, nơi kết nối với xương gót chân; khớp Talonavicular – nơi kết nối với xương giữa bàn chân bên trong và khớp Calcaneocuboid – nơi xương gót chân kết nối với xương bàn chân ngoài (hình khối).
- Bàn chân giữa, nơi những xương bàn chân trước kết nối với xương bàn chân nhỏ hơn (cuneiforms).
- Ngón chân cái (khớp metatarsophalangeal đầu tiên), nơi mà các khớp ở ngón chân kết nối với xương.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Triệu chứng phổ biến nhất là đau, sưng và cứng khớp. Cụ thể:
- Ở mắt cá chân: Gây khó khăn khi di chuyển lên xuống cầu thang là dấu hiệu sớm bệnh. Khi bệnh tiến triển, đi và đứng đơn giản trở nên đau đớn hơn.
- Vùng gót chân: Khó đi lại trên mặt đất không bằng phẳng, đau nhiều bên ngoài của bàn chân.
- Đầu bàn chân: Dây chằng hỗ trợ chân giữa trở nên yếu đi và bị sụp xuống. Làm hỏng sụn, gây đau khớp. Theo thời gian, hình dạng của bàn chân bị thay đổi vì các cấu trúc hỗ trợ bị thoái hóa. Hình thành một vết sưng lớn ở đầu bàn chân. Từ đó làm cho việc đi lại trở nên rất khó khăn.
Ngoài ra, một số triệu chứng khác cũng đáng lưu ý khác như:
- Đau khi bạn chạm vào chân.
- Đau khi di chuyển.
- Di chuyển khó khăn, không thể đi bộ một cách bình thường.
- Cứng khớp, đỏ, hoặc sưng.
- Đau và sưng nhiều hơn khi nghỉ ngơi, chẳng hạn như lúc ngồi hoặc ngủ.
3. Các yếu tố nguy cơ
Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ở bàn chân càng nhiều. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ số một của viêm khớp chân. Các yếu tố nguy cơ khác của viêm khớp chân có thể bao gồm:
- Chấn thương.
- Di truyền.
- Béo phì.
- Hút thuốc.
- Trường hợp bệnh gút, nam giới có nguy cơ cao.
- Trường hợp viêm xương khớp, nữ giới có nguy cơ cao.
Hơn nữa, nếu đi giày chật, cao gót thường xuyên, cũng có thể có nguy cơ cao bị viêm khớp chân.
Chẩn đoán xác định viêm khớp chân
Ngoài việc dựa trên các triệu chứng liên quan thì các chẩn đoán cận lâm sàng cũng được xem là cần thiết để xác định chính xác bệnh viêm khớp chân như chụp CT, cộng hưởng từ (MRI) hay X-quang thấy những thay đổi về khoảng cách xương hoặc hình dạng xương.
4. Điều trị bệnh
Tùy thuộc vào loại, vị trí và mức độ nghiêm trọng của viêm khớp chân mà sử dụng các lựa chọn điều trị phù hợp. Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật bao gồm:
- Uống thuốc giảm đau và thuốc chống viêm để giảm các triệu chứng sưng, đau. Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp bệnh nhân giảm cơn đau nhanh chóng.
- Đặt một miếng đệm trong giày để tạo cảm giác dễ chịu, mang giày mềm, hạn chế các loại giày cứng và cao gót vì có thể làm cho tình trạng viêm khớp chân trở nên nặng hơn.
- Trường hợp không thể di chuyển, hoạt động chân như bình thường thì có thể dùng thêm nẹp hoặc sử dụng gậy
- Tham gia một chương trình vật lý trị liệu và bài tập hằng ngày để tăng hiệu quả điều trị
- Kiểm soát cân nặng, bổ sung thường xuyên những loại thuốc có tính chất làm tái tạo sụn khớp, tăng chức năng đàn hồi, cải thiện dịch khớp như Glucosamine, Chondroitin,…
Nếu tình trạng viêm khớp của bạn vẫn không đạt hiệu quả điều trị mong muốn với các phương pháp trên thì lựa chọn phẫu thuật cần được cân nhắc. Loại phẫu thuật tốt nhất sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp mà bạn mắc phải, ảnh hưởng của bệnh đến khớp và vị trí của viêm khớp. Tuy nhiên, cần cân nhắc rủi ro và lợi ích mang lại vì biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
5. Phòng ngừa hiệu quả
Giữ cho mình một đôi chân chắc khỏe để tránh bệnh viêm khớp chân là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo vệ bàn chân của mình:
- Đi giày thoải mái, vừa vặn, có hỗ trợ miếng lót, có đệm ở dưới sẽ giúp việc đi lại thoải mái hơn, bàn chân cũng mềm mại và dễ chịu hơn.
- Hạn chế các hoạt động tác động cao lên chân như chạy bộ hoặc tennis. Thay vào đó, chuyển sang các hoạt động tác động thấp hơn như bơi lội hoặc đi xe đạp. Điều này vừa giúp giảm căng khớp vừa làm nhẹ bàn chân và mắt cá chân. Tránh tình trạng sưng đau do hoạt động quá nhiều.
- Vật lý trị liệu: Tham khảo các bài tập cụ thể thể từ chuyên gia để tăng tính linh hoạt và độ đàn hồi cho cơ bắp ở bàn chân và mắt cá chân. Bên cạnh đó nên kèm theo chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất.
- Hạn chế dồn quá nhiều lực vào đôi chân. Nếu môi trường công việc thường xuyên phải đứng thì hãy tìm cách nghỉ ngơi hoặc ngồi xuống nhiều nhất có thể.
- Massage bàn chân của mình mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để các khớp và cơ ở chân được thư giãn, thoải mái, giảm sưng đau. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp chân.
- Thay giày chạy bộ hoặc đi bộ của mình thường xuyên. Không có bất kì đôi giày nào là có chức năng bảo vệ mãi mãi, hãy thường xuyên đổi mới để bảo vệ đôi chân một cách hiệu quả nhất.
Viêm khớp chân gây ra nhiều khó khăn trong đi lại, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Hiểu biết về bệnh để có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả là điều cần thiết. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích để có một đôi chân khỏe mạnh, dẻo dai.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt