Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp cổ chân là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, sinh hoạt của người mắc. Do đó, nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả, an toàn.

Viêm khớp cổ chân là bệnh gì?

Viêm khớp cổ chân là sự tổn thương hay hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương nối cổ chân. Từ đó, làm cho khớp bị cứng và đau nhức.

Đây là bệnh lý xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Thế nhưng, tỷ lệ mắc nhiều nhất là ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc không khoa học của giới trẻ hiện nay.

benh-viem-khop-co-chan_1
Hình ảnh viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân sẽ cực kỳ khó chữa và khắc phục nếu như để kéo dài và chuyển thành mãn tính. Lúc này, biến chứng cũng nguy hiểm hơn.

Viêm khớp cổ chân do nguyên nhân nào?

Khi lượng dịch nhầy bôi trơn tại khớp cổ chân suy giảm sẽ dẫn đến viêm, đau nhức tại khu vực này. Điều này làm cho việc hoạt động không được trơn tru ở vùng khớp cổ chân và làm sụn khớp tổn thương.

Sự suy giảm lượng dịch nhầy bôi trơn khớp có rất nhiều nguyên nhân. Và dưới đây là những yếu tố chính: 

Tuổi tác

Tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra nhanh, nhiều hơn. Vì thế, dẫn đến sự suy yếu, thoái hóa xương khớp ngày càng gia tăng. Từ đó, sự phục hồi các khớp cũng chậm hơn và hệ thống bôi trơn cũng suy giảm.

Béo phì, thừa cân

Cơ thể béo phì, thừa cân sẽ khiến đôi chân, nhất là vùng cổ chân phải chịu một trọng lượng lớn. Chính sức ép này trong thời gian dài sẽ khiến cổ chân bị tổn thương, suy yếu và gây viêm.

Lười vận động

Dịch khớp sẽ được tăng cường sản xuất nếu như chúng ta thường xuyên vận động. Do đó, nếu lười vận động, ngồi quá lâu một chỗ mà không chịu đi lại… sẽ làm cho xương khớp khô cứng hơn. Vì thế, nguy cơ viêm khớp cổ chân cũng gia tăng hơn.

Chấn thương

Chơi thể thao, vận động sai tư thế… dễ gây ra những chấn thương ở xương khớp như gãy xương, bong gân, trật khớp… Chính những chấn thương này sẽ khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng và dễ gia tăng nguy cơ bị viêm, đau nhức, khó chịu.

Bệnh lý về xương khớp

Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như loãng xương, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống, bệnh gout… cũng sẽ gia tăng nguy cơ bị viêm khớp cổ chân do sự rối loạn chuyển hóa.

Ngoài ra, những người bị tiểu đường, viêm gân… cũng dễ ảnh hưởng đến khớp cổ chân hơn so với những người khỏe mạnh.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, khớp cổ chân bị viêm cũng có thể do căng thẳng kéo dài, dị dạng khớp bẩm sinh, yếu tố di truyền… Tuy nhiên, những nguyên nhân này hầu như rất ít gặp.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân gây ra nhiều triệu chứng. Điển hình là những biểu hiện dưới đây:

  • Cổ chân đau nhói

Biểu hiện điển hình và dễ nhận biết nhất là đau nhói ở cổ chân, đặc biệt, mức độ đau sẽ gia tăng khi cử động cổ chân. Chính điều này, khiến hoạt động đi lại, sinh hoạt, thể dục thể thao bị ảnh hưởng.

benh-viem-khop-co-chan_12
Viêm khớp cổ chân ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt của người bệnh

Bên cạnh đó, cơn đau cũng gia tăng khi thời tiết thay đổi. Và khi bạn nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm dần.

  • Khớp cổ chân bị đau và cứng

Người bệnh thường gặp khó khăn khi vận động, đi lại sau mỗi buổi sáng thức dậy. Bởi lúc này, vùng cổ chân thường bị đau và cứng khớp.

  • Sưng đỏ cổ chân

Viêm khớp cổ chân còn xuất hiện triệu chứng khớp cổ chân và vùng xung quanh bị sưng, tấy đỏ. Nguy hiểm hơn, dịch vụ viêm sẽ lan sang cả những khu vực lân cận nếu không được điều trị sớm.

  • Xương khớp kêu lạo xạo

Nhiều người mắc viêm khớp cổ chân còn nghe thấy tiếng xương khớp kêu lạo xạo hay lắc rắc khi di chuyển hay cử động.

  • Triệu chứng toàn thân

Ngoài gây triệu chứng của vùng khớp cổ chân, bệnh còn có thể xuất hiện thêm cả những biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ,…

Điều trị viêm khớp cổ chân như thế nào?

Viêm khớp cổ chân nếu không được phát hiện và điều trị sớm, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bao hoạt dịch khớp cổ chân bị viêm.
  • Teo cơ, biến dạng xương.
  • Gây ra thương tật vĩnh viễn, thậm chí có thể tàn phế.

Do đó, ngay khi phát hiện vùng khớp cổ chân bị đau cần đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời. Hiện nay, có nhiều nhiều phương pháp điều trị. Mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm riêng. Do đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân, mức độ bệnh, cơ địa, tuổi tác, sức khỏe để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây thường được chỉ định để chống viêm, giảm đau và khắc phục triệu chứng khi khớp cổ chân bị viêm là:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Mục đích là để ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng và làm giảm cơn đau.
  • Thuốc giãn cơ: Mục đích là để khắc phục tình trạng cứng khớp, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.
  • Thuốc giảm đau thông thường.
  • Thuốc bổ: Mục đích là để cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai của xương khớp và cơ thể.
  • Ngoài ra, nếu bệnh nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm corticoid tại chỗ.
benh-viem-khop-co-chan_13
Thuốc Tây điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ

Lưu ý: Thuốc Tây mặc dù có tác dụng nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày, làm tăng nguy cơ loãng xương… Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Thuốc Đông y 

Ngoài thuốc Tây thì Đông y cũng là giải pháp hữu hiệu để điều trị viêm khớp cổ chân. Những bài thuốc đông y có thành phần từ những thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe. Do đó, không chỉ điều trị hiệu quả mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tốt cho xương khớp.

Tùy từng mức độ bệnh, độ tuổi, cơ địa, các lương y sẽ bốc bài thuốc với các thảo dược phù hợp. Tuy nhiên, đông y cho hiệu quả chậm nên cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Phương pháp vật lý trị liệu

Để gia tăng hiệu quả, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Đây là cách chữa được đánh giá cao vì độ hiệu quả, an toàn.

Một số bài tập tốt cho bệnh khớp cổ chân bị viêm như quay khớp cổ chân, tập gập và duỗi khớp cổ chân,… Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện việc xoa bóp, chườm nóng…

Phẫu thuật khớp cổ chân

Nếu viêm khớp cổ chân đã nghiêm trọng và trở thành bệnh mãn tính. Lúc này, việc điều trị nội khoa không hiệu quả thì sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Thông thường, phương pháp phẫu thuật hiện này đối với khớp cổ chân là nội soi. Tuy nhiên, người bệnh cần được nghỉ ngơi dài sau thời gian phẫu thuật, kết hợp việc luyện tập để cử động, đi lại bình thường.

Những biện pháp phòng và hỗ trợ điều trị viêm khớp cổ chân

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm khớp cổ chân, các bạn cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị khi vùng xương khớp bị tổn thương dù nhẹ hay nặng.
  • Cần vận động, đi lại thường xuyên để rèn luyện sự linh hoạt, khỏe mạnh cho các khớp cổ chân cũng như xương khớp.
  • Nên massage, xoa bóp cổ chân mỗi ngày, nhất là khi vùng khớp cổ chân bị đau.
  • Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc của bác sĩ. Đồng thời, tránh để vùng khớp cổ chân chịu áp lực lớn.
  • Nếu thừa cân, béo phì, cần thực hiện việc giảm cân và có biện pháp duy trì cân nặng ổn định ở mức cân đối.
  • Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để nắm bắt tiến triển của bệnh, nhằm có hướng xử lý kịp thời.

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm khớp cổ chân. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7