Tổng quan về đau khớp chân, đau khớp bàn chân, đau khớp ngón chân

Đau khớp chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến nhất là chứng đau khớp gối và đau cổ chân. Bệnh tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh đau đớn mỗi khi di chuyển, dần dần có thể gây teo cơ, làm biến dạng khớp xương hoặc tàn phế.

Nguyên nhân gây đau khớp chân

  • Các chấn thương cổ chân, đầu gối do chơi thể thao hay trong hoạt động nghề nghiệp của các vận động viên điền kinh, bóng đá, bóng rổ hay diễn viên múa…
  • Do tuổi tác và cách sinh hoạt, khiến các sụn khớp bị thoái hóa, xương cọ sát gây ra các cơn đau nhức.
  • Nhiều chứng đau khớp chân khởi phát từ chứng bàn chân bẹt, các bệnh bàn chân, gây áp lực cho đầu gối, khiến khớp gối bị viêm và thoái hóa.
  • Thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên khớp gối trong hoạt động di chuyển, gia tăng nguy cơ viêm xương khớp.

Các triệu chứng báo hiệu chứng đau khớp chân

Triệu chứng đầu tiên là những cơn đau khớp từ nhẹ đến nặng, tăng dần lên khi người bệnh vận động.

  • Khớp gối bị sưng cứng, đau, tấy đỏ nóng khi chạm vào, không thể co duỗi đầu gối.
  • Người bệnh không thể mở rộng hoặc nhún đầu gối.
  • Khi vận động khớp chân, cảm thấy có tiếng lạo xạo ở bên trong kèm cảm giác đau nhức.

Đau khớp ngón chân

Đau khớp ngón chân là bệnh khớp khá phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể có biến chứng xấu và để lại những hậu quả nặng nề.

Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân

Đây là một bệnh liên quan đến khớp, bệnh có thể xảy ra với đủ mọi lứa tuổi do nguyên nhân khác nhau:

  • Do bệnh gout: Do acid uric trong máu tích tụ tại các khớp gây ra các chứng đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh guot rất dễ chuyển sang viêm khớp và gây biến chứng nặng nề. Có đến 90% trường hợp bị đau khớp ngón chân, đặc biệt là khớp ngón chân cái đều bị bệnh gout (Đông y gọi là thống phong). Đây chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng viêm khớp ngón chân, gây đau nhức khớp ngón chân.
  • Do chấn thương: Khi gặp các chấn thương do tai nạn, khớp và các phần mềm quanh khớp bao gồm: dây chằng, đĩa sụn, gân, cơ sẽ ít nhiều bị tổn thương dẫn đến viêm và gây đau nhức khớp ngón chân.
  • Do thói quen vận động: Lao động quá nặng nhọc, tăng áp lực lên bàn chân, ngón chân hay ngược lại, vận động quá mức cũng đều là những nguyên nhân khiến cơ bắp xung quanh khớp yếu và lỏng lẻo dần, gây nên tình trạng viêm và đau nhức các khớp, trong đó có khớp ngón chân.
  • Thoái hoá khớp ngón chân: Bệnh này chỉ phổ biến nhất ở những người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt là ở phụ nữ. Tuy không gây hại đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp ngón chân có thể gây ra những cơn đau dữ dội và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều buồn nhất là người bệnh chỉ có thể sống chung với bệnh mà không thể trị khỏi hoàn toàn.
  • Do viêm khớp ngón chân dạng thấp: Bệnh rất phổ biến và nếu không phát hiện kịp thời sẽ để lại những hậu quả rất tệ. Ngoài cảm giác đau, còn thấy ngón chân bị sưng và cứng. Bệnh có tính đối xứng, tức là xảy ra đồng thời hai khớp tương đương nhau ở cùng một vị trí của phía bên còn lại. Ví dụ, cùng đau ở ngón chân cái hoặc hai ngón tay cái. So với viêm khớp thoái hóa, viêm khớp dạng thấp phát triển đột ngột hơn, có lúc hiện lúc mất và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 4 lần so với nam giới.
  • Do viêm khớp ngón chân do virus: Bệnh viêm khớp ngón chân cũng có thể do virus, vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gây đau khớp ngón chân nhưng sẽ được điều trị sau thời gian ngắn vài tuần hoặc vài tháng.
Đau khớp chân, đau khớp bàn chân, đau khớp ngón chân
Đau khớp chân, đau khớp bàn chân, đau khớp ngón chân

Triệu chứng của đau khớp ngón chân

Do có nhiều nguyên nhân khác nhau nên triệu chứng của đau khớp ngón chân cũng rất đa dạng. Nhưng người bệnh chủ yếu gặp các triệu chứng sau:

  • Cứng khớp vào buổi sáng: Khi bị đau khớp ngón chân, người bệnh thường có dấu hiệu cứng khớp vào mỗi buổi sáng, sau khi vừa thức giấc. Triệu chúng này có thể kéo dài trong ít nhất 30 phút và phải mất thời gian vận động mới có thể mềm ra.
  • Khớp phát ra tiếng động khi di chuyển: Trong khớp có thể có tiếng kêu lạo xạo hoặc lắc rắc những khi di chuyển, nhất là đau khớp ngón chân do viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Thường thì đây là giai đoạn đầu của bệnh.
  • Sưng khớp xương: Sưng đau và có thể đỏ là những triệu chứng rất dễ nhận biết khi bị đau khớp ngón chân, đặc biệt là đau do viêm khớp dạng thấp, guot hoặc chấn thương. Thường thì ngón cái sẽ sưng đau nhiều nhất trong trường hợp bệnh guot, nhưng cũng có thể là do gai xương đã phát triển.
  • Yếu cơ bắp xung quanh khớp: Cơ bắp quanh khớp cũng có một vai trò rất quan trọng đối với khớp. Một khi cơ quanh khớp bị yếu đi, ngón chân sẽ quặt quẹo và không thể vận động được như trước.

Đau khớp bàn chân (đau xương mu bàn chân) là bệnh gì?

Đau khớp bàn chân có nguyên nhân thường thấy nhất là do các bệnh lý về cơ xương khớp như bệnh viêm khớp (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp gout, viêm khớp do quá tải…), thoái hóa khớp,…  thường gây ra các chứng đau nhức xương ở nhiều vi trí khác nhau như bàn chân, ngón chân, đầu gối, mắt cá chân, tay. Đau cũng có thể do bệnh về giãn dây chẳng, quá tải gân cơ do hoạt động mạnh hoặc do chấn thương.

Nguyên nhân gây đau khớp bàn chân

Đau khớp bàn chân (xương mu bàn chân) có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau liên quan đến mạch máu hay dây thần kinh.

  • Bệnh về mạch máu: Các bệnh như viêm tắc động mạch, bệnh co mạch, u cuộn mạch… cần được siêu âm mạch máu hoặc chụp động mạch mới phát hiện.
  • Bệnh về dây thần kinh: Các bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên, đau thần kinh tọa,… Bên cạnh chứng đau nhức xương mu bàn chân có thể kèm theo cảm giác bị tê, teo cơ,….

Ngoài ra, triệu chứng đau nhức xương mu bàn chân còn có thể là do các bệnh nguy hiểm khác nhưng ít được chú ý đến, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn khi điều trị dẫn đến bệnh tình kéo dài mãi không khỏi. Đó là các bệnh gồm:

Bệnh hoại tử chỏm xương bàn chân: Bệnh gây đau ở vùng bàn chân trước, cơn đau mạnh nhất khi vận động hay chạy nhảy. Nguyên nhân là do chỏm xương bàn chân không được cung cấp đủ lượng máu lâu dần dẫn đến bị hoại tử.

Bệnh chồi xương ở khớp cổ chân: Bệnh thường gặp phải ở đối tượng là những người cao tuổi hoặc những người trẻ thường xuyên vận động đi lại nhiều.

Bệnh u thần kinh gian ngón chân: Biểu hiện của bệnh là đau ở kẽ xương bàn chân 3 – 4, đau nhất là khi đi lại hoặc mang giày dép chật, cao gót do u thần kinh nằm ở giữa 2 đầu xương bàn chân nên dễ bị chèn ép gây đau.

5/5 - (1 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7