Làm thế nào để tránh tái phát bệnh sau mổ thoái hóa cột sống cổ?
Khi bị thoái hóa cột sống cổ, bệnh nhân có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc, vật lí trị liệu, và phẫu thuật . Sau đây là những thắc mắc hay gặp của bệnh nhân và người nhà khi phải mổ thoái hóa cột sống cổ để điều trị.
Nội dung bài viết
1. Khi nào bệnh nhân nên mổ thoái hóa cột sống cổ?
Nhìn chung, trong thời điểm hiện tại có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng để điều trị thoái hóa cột sống cổ, trong đó có phương pháp điều trị bằng phẫu thuật (mổ). Tuy nhiên mổ thoái hóa cột sống cổ không phải là lựa chọn đầu tay được suy nghĩ đến để điều trị cho bệnh nhân. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Chi phí mổ thoái hóa cột sống cổ khá lớn khi so sánh với các phương pháp khác.
- Có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Thời gian để bệnh nhân bình phục tương đối dài.
- Điều trị bằng mổ thoái hóa cột sống cổ không có nghĩa bệnh chắc chắn sẽ khỏi hoàn toàn mà vẫn có khả năng tái phát.
Với các nhược điểm như vây, sự ưu tiên khi lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân không phải mổ thoái hóa cột sống cổ mà là các phương pháp điều trị bảo tồn bệnh nhân như vật lí trị liệu, sinh hoạt trị liệu, sử dụng thuốc điều trị,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp mổ thoái hóa cột sống cổ là phương pháp điều trị tối ưu nhất để giải quyết tình trạng bệnh, kể đến như:
- Bệnh nhân gặp các cơn đau quá nghiêm trọng: Thường thì cơn đau do thoái hóa cột sống cổ gây nên có tính chất âm ỉ và kéo dài, nhưng trong một số trường hợp bệnh nhân gặp phải các cơn đau quá mức. Điều này gây nên ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bệnh nhân và không thể giảm đau bằng sử dụng thuốc thì mổ thoái hóa cột sống cổ là phương pháp được sử dụng.
- Bệnh nhân đã điều trị bảo tồn nhưng không giảm: Trong trường hợp bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ đã tiến hành điều trị bằng các phương pháp bảo tồn nhưng không giảm bệnh thì mổ thoái hóa cột sống cổ là phương án được xem xét.
- Gặp các chèn ép thần kinh nghiêm trọng: Trong các biến chứng của thoái hóa cột sống cổ, nguy hiểm hàng đầu là biến chứng về chèn ép thần kinh có thể gây nên tình trạng yếu cơ, liệt chi,… Do vậy, khi có tình trạng chèn ép thần kinh nghiêm trọng xảy ra, người bệnh thoái hóa cột sống cổ cần được thực hiện mổ.
2. Chi phí mổ thoái hóa cột sống cổ
Vấn đề chi phí khi mổ thoái hóa cột sống cổ luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu. Nhưng chi phí cho một ca mổ thoái hóa cột sống cổ khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố về phương pháp mổ, về địa điểm thực hiện cuộc mổ và mức độ nặng hay nhẹ của tình trạng bệnh khi thực hiện.
Chi phí cho một ca mổ thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp mổ hở truyền thống nằm trong khoảng 15 đến 20 triệu đồng/ca. Còn đối với mổ thoái hóa cột sống cổ nội soi thì sẽ dao động từ 40 đến 50 triệu đồng/ca. Và người bệnh nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn về cơ xương khớp.
3. Những phương pháp mổ thoái hóa cột sống cổ cho bệnh nhân hiện nay
Hiện nay, có nhiều phương pháp, kỹ thuật mổ khác nhau được áp dụng để điều trị cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ.
- Mổ hở: Là phương pháp truyền thống để điều trị mổ thoái hóa cột sống cổ, chi phí thấp. Tuy nhiên có thể xảy ra nhiều biến chứng khác nhau, trong và sau khi thực hiện mổ.
- Mổ nội soi: Hạn chế sự tổn thương các bộ phận trên cơ thể người bệnh hơn rất nhiều so với mổ hở. Nhưng chi phí mổ thoái hóa cột sống cổ nội soi lại khá cao so với mổ hở.
- Mổ laser: Không xâm lấn vào cơ thể bệnh nhân, không để lại sẹo, thời gian bình phục nhanh.
4. Làm thế nào để tránh tái phát bệnh sau mổ thoái hóa cột sống cổ?
- Nghỉ ngơi tại bệnh viện một khoảng thời gian nhất định để theo dõi hiệu quả cuộc mổ và phát hiện một số biến chứng do mổ thoái hóa cột sống cổ có thể xảy ra.
- Nên luyện tập vận động từ từ để hồi phục chức năng, không nên vận động mạnh.
- Nên kết hợp một số phương pháp vật lí trị liệu.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp trong khẩu phần ăn.
- Từ bỏ các thói quen xấu là nguyên nhân gây ra bệnh trong sinh hoạt như ngủ đầu cao, vặn cổ, cúi đầu nhìn máy tính liên tục,…
5. Người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì sau khi phẫu thuật?
5.1. Thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi là thành phần chủ yếu của xương khớp. Sau tuổi 30, tình trạng thiếu hụt canxi diễn ra ngày càng phổ biến hơn. Chính tình trạng này khiến quá trình lão hoá diễn ra nhanh hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá cột sống cổ.
Chính vì vậy, bổ sung canxi là điều cần thiết đối với người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ. Canxi tự nhiên có nhiều trong các loại thực phẩm như: tôm, cua, cá hồi… Ngoài ra, canxi còn được cung cấp qua các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như các loại rau và đậu. Rau cải xoăn, đậu rồng và các loại đậu như đậu đen, đậu phộng đều có hàm lượng canxi cao.
Sữa cũng là một thực phẩm cần bổ sung hàng ngày cho người bị bệnh thoái hoá cột sống cổ. Các loại sữa có nguồn gốc từ động vật và thực vật đều được khuyến khích sử dụng do hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ hấp thu. Bên cạnh đó, sữa công thức dành riêng cho người bệnh xương khớp cũng là một gợi ý của các bác sĩ. Người bệnh có thể uống từ 1 đến 2 cốc sữa mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ.
5.2. Thực phẩm giàu protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị bệnh thoái hoá cột sống cổ. Protein có tác dụng trong việc bảo vệ các đốt sống, giúp tăng khả năng tự tái tạo tổn thương sụn và mô mềm xung quanh. Việc thiếu hụt protein kéo dài có thể làm giảm lượng canxi trong máu, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
Nhóm chất đạm từ thực vật được khuyến khích cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ. Một số thực phẩm có thể kể đến như: bông cải xanh, đậu hà lan,… Đây là nhóm chất đạm chứa nhiều vi chất có lợi, chống oxi hoá và chứa nhiều chất xơ. Hàm lượng protein trong thịt cao nhưng thường khó tiêu, không tốt cho hệ tiêu hoá và có thể gây ra các phản ứng viêm đối với hệ xương khớp.
Có thể thấy, mổ thoái hóa cột sống cổ chỉ là phương pháp được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân khi các phương pháp khác đã không hiệu quả. Và để đảm bảo hiệu quả và an toàn cuộc mổ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và thực hiện điều trị.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt