Người bị khô khớp gối có nên đi bộ không?

Khô khớp là tình trạng hay gặp phải, đặc biệt là ở độ tuổi cao hoặc những người vận động mạnh thường xuyên.

1. Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Sở dĩ nhiều người cho rằng nên tránh vận động, đi bộ, lại càng không nên tập thể dục vì tránh tác động lên vùng xương khớp, khiến tình trạng thoái hóa, khô khớp, cụ thể là các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm.

Thực tế, việc không đi lại, vận động, nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ càng khiến khí huyết khó lưu thông, khớp xương không nhận được đủ dinh dưỡng để cải thiện cấu trúc tự nhiên.

Khô khớp gối nên đi bộ bình thường
Khô khớp gối nên đi bộ bình thường

Việc tập thể dục cũng tương tự như vậy. Nếu tìm hiểu kỹ và biết cách tập luyện, chế độ tập hợp lý thì sẽ càng tốt cho quá trình điều trị bệnh, giúp các khớp xương nhanh hồi phục hơn.

Tóm lại, người bị khô khớp gối nên đi bộ, tập thể dục. Điều này giúp lưu thông khí huyết, hỗ trợ tuần hoàn máu đến các chi để cung cấp dinh dưỡng, sản sinh dịch khớp, cải thiện bôi trơn khớp gối tự nhiên.

2. Người bị khô khớp gối đi bộ như thế nào đúng cách?

Người bị khô khớp gối khi đi bộ hay tập thể dục cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định: tiếng kêu lạo xạo hoặc có cảm giác đau (từ âm ỉ đến dữ dội, tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh). Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tập luyện đúng cách:

Khô khớp gối nên vận động nhẹ nhàng
Khô khớp gối nên vận động nhẹ nhàng
  • Người bị bệnh khô khớp gối có thể đi bộ hay tập thể dục (chủ yếu là những bài tập nhẹ nhàng như yoga hoặc chạy bộ với cường độ chậm, đều nhịp). Thời gian cho mỗi lần tập là 30 – 60 phút (tùy thể trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh). Tốt nhất nên chia thành 2 buổi tập vào buổi sáng và tối để khớp gối của người bệnh làm quen với việc vận động, tập luyện hàng ngày.
  • Nên đi bộ bước vừa phải, không sải bước quá rộng, tránh những cơn đau do khô khớp gối.
  • Trước khi đi bộ, tập thể dục cần làm nóng người để tránh tình trạng bị căng cơ, chuột rút.
  • Khi tập luyện, không cần tập gắng sức quá, nên kết hợp nghỉ ngơi xen kẽ, tập 10 phút rồi lại nghỉ và tiếp tục.
  • Người bệnh khô khớp gối sau khi đi lại, tập thể dục thấy bị sưng, nhức thì cần chườm đá rồi nghỉ ngơi tới khi khỏi hẳn mới tiếp tục tập.

3. Người bị khô khớp gối cần chú ý những gì khi đi bộ?

Như đã nói ở trên thì quá trình vận động, tập luyện sẽ giúp xương khớp cải thiện được độ dẻo dai, đàn hồi, giảm tình trạng cứng khớp, khô khớp. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là thực hiện đúng cách, đi bộ, tập luyện với cường độ nhẹ nhàng và tuân thủ theo 1 số lưu ý dưới đây:

  • Người khô khớp có thể đi bộ, tập thể dục nhưng người bị khô khớp kèm bị viêm thì không nên vì nó sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, các cơn đau dữ dội hơn.
  • Thay vào đó, người bị viêm khớp có thể tập các bài gập duỗi gối, làm căng cơ cẳng chân từ 5 – 10 phút kết hợp với xoa bóp khớp gối.
  • Những người thừa cân nên hạn chế các bài tập tạo áp lực lên chân bao gồm cả việc đi bộ hay chạy bộ để bảo vệ cấu trúc khớp gối.
  • Người bị khô khớp gối nên đi lại, tập thể dục ở những nơi địa hình bằng phẳng, tránh dốc quá hoặc gồ ghề khó đi.
  • Khi tập luyện nên chọn trang phục thoải mái, dễ chịu, thấm hút mồ hôi.
  • Bên cạnh việc đi bộ, tập thể dục, người bệnh khô khớp gối cần có chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều những thực phẩm giúp tái tạo dịch khớp.

4. Người bị khô khớp gối nên kiêng gì?

Khô khớp là tình trạng suy giảm chất dịch nhờn bôi trơn ở khớp khiến hai đầu xương va chạm vào nhau gây bào mòn, tổn thương. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này không chỉ gây đau nhức, giảm hoạt động mà còn đẩy nhanh quá trình viêm, thoái hóa xương khớp.

Để cải thiện tình trạng khô khớp, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với những thực phẩm giúp tăng cường dịch nhờn như mồng tơi, các loại cá, xương ống, trái cây tươi, ngũ cốc, rau củ quả,…

Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm gây hại như:

  • Nội tạng động vật

Những món ăn từ nội tạng động vật thường rất hấp dẫn, ngon miệng. Tuy nhiên, đây là một trong những thực phẩm được bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh khô khớp nói riêng và bệnh nhân xương khớp nói chung không nên sử dụng.

Khô khớp gối nên kiêng ăn nội tạng động vật
Khô khớp gối nên kiêng ăn nội tạng động vật

Nguyên nhân vì trong nội tạng động vật có chứa thành phần gây hại cho cơ thể như purin, cholesterol không chỉ làm cản trở quá trình điều trị mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác như gút, thoái hóa,… Ngoài ra, các loại tim, cật, óc động vật cũng thuộc phần nội tạng động vật người bệnh nên hạn chế tối đa.

  • Các loại thực phẩm lên men

Những loại thực phẩm lên men và sử dụng nhiều muối như cà muối, kim chi, kiệu muối,.. cũng không tốt cho người bệnh khô khớp. Vì chúng chứa khá nhiều muối khi đi vào cơ thể khiến tăng nồng độ muối trong máu, gây hạ canxi ở xương, đồng thời làm suy giảm dịch khớp, kích thích quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, khi chế biến món ăn người bệnh cũng cần chú ý giảm lượng muối tối đa để giúp bảo vệ sức khỏe người bệnh.

  • Các loại đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, cà phê đều không tốt cho sức khỏe đặc biệt là chứng bệnh khô khớp. Những thức uống này chứa nhiều thành phần có thể làm phá hủy cấu trúc xương bên trong và ức chế quá trình tạo dịch, tái tạo sụn khớp. Chính bởi vậy để không khiến tình trạng khô khớp nặng hơn, người bệnh không nên sử dụng thức uống này. Thay vào đó, các bạn nên uống nhiều nước ép trái cây tươi.

Ngoài ra, các bạn lưu ý không sử dụng các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thực phẩm đông lạnh lâu ngày, đồ ăn ôi thiu,…

5. Những lưu ý giúp hỗ trợ điều trị bệnh khô khớp gối hiệu quả

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với thực phẩm lành mạnh và loại bỏ những đồ ăn, thức uống được xem là yếu tố khiến tình trạng khô khớp nặng hơn người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều sau đây:

Người bệnh nên uống nhiều nước lọc để giúp tăng cường quá trình tạo dịch, tái tạo xương khớp. Đồng thời nước sẽ giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể, giảm tình trạng viêm bên trong.

Bệnh nhân khô khớp nên tránh thuốc lá. Đây là một chất gây nghiện chứa nhiều hóa chất động hại cho tim mạch, nội tạng và cả xương khớp. Thường xuyên hút thuốc lá không chỉ khiến tình trạng khô khớp nghiêm trọng mà tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh xương khớp cùng một lúc.

Người bệnh nên thường xuyên vận động cơ thể giúp máu lưu thông tới các khớp sụn nuôi dưỡng tế bào đồng thời kích thích quá trình sản sinh dịch khớp, củng cố xương khớp chắc khỏe.

Để tăng dịch nhờn, bôi trơn giúp xương khớp linh hoạt, các bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung collagen, glucosamine…

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7