Người mắc thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh cần phải làm gì?
Chèn dây thần kinh là bệnh lý nguy hiểm mà nguyên nhân đến từ bệnh thoái hóa cột sống gây nên. Biến chứng này gây nhiều đau đớn, bất tiện cho người mắc bệnh. Vậy người mắc thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh cần phải làm gì?
Nội dung bài viết
1. Các nguyên nhân gây thoái hóa cột sống gây chèn dây thần kinh?
Tình trạng thoái hóa cột sống chèn ép dây thần kinh nguyên nhân xuất phát từ cột sống bị tổn thương. Chúng lệch khỏi vị trí vốn có và gây chèn ép lên khu vực dây thần kinh xung quanh cột sống. Dây thần kinh chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng bị xơ hóa, khiến chức năng truyền dẫn điện tích hình thành nên các cơn đau cho bệnh nhân.
Bệnh lý này xuất hiện do các nguyên nhân khác nhau từ chủ quan tới khách quan. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do sự lão hóa cơ thể con người, do bệnh lý cột sống như thấp khớp, gai cột sống, sự thiếu hụt canxi hoặc ít vận động. Bên cạnh đó, những người thường xuyên vận động với cường độ cao, sai tư thế, lao động nặng nhọc hoặc thừa cân cũng dễ bị chèn ép dây thần kinh.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh
Triệu chứng thoái hóa chèn dây thần kinh ở cổ
Khu vực đốt sống cổ thường tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu. Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp oxy, dưỡng chất đến não bộ. Khi các dây thần kinh ở khu vực cổ bị chèn ép khiến việc cung cấp máu không đủ làm rối loạn tuần hoàn não.
Các dấu hiệu nhận biết chèn dây thần kinh cổ thường thấy là:
- Bệnh nhân chóng mặt, đau đầu, dễ ngất xỉu do huyết áp không ổn định.
- Thường xuyên đau mỏi vai gáy, nhất là khi cử động cổ.
- Bệnh nhân đi lại không vững, mất đi đường cong vốn có, giảm khả năng thăng bằng.
- Chân tay tê mỏi, vận động khó khăn.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh ngực
- Bệnh nhân thường đau nhói ở ngực nhất là khi ho, thực hiện các vận động xóc nảy cơ thể, hít thở mạnh.
- Bệnh nhân gặp các cơn đau bất thường tại vùng lưng và bụng.
Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh thắt lưng
Những bệnh nhân ngồi nhiều, vận động ít, lao động nặng nhọc rất dễ mắc thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh thắt lưng. Các dấu hiệu bệnh thường thấy là:
- Đau nhức tại khu vực thắt lưng và lan nhanh tới các vị trí khác như hông, mông, đùi, chân.
- Khu vực ngón chân, bàn chân thường gặp tình trạng cứng, tê, khó vận động.
- Bệnh nhân rối loạn chức năng tiểu tiện.
3. Thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh nguy hiểm ra sao?
Nhiều người quan niệm chứng thoái hóa cột sống chèn dây thần kinh là bệnh của người già và chúng chỉ gây biến chứng nhẹ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, chèn ép thần kinh do thoái háo cột sống gây nên các biến chứng rất nguy hiểm.
Thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh gây thiếu máu lên não
Tình trạng bệnh gây chứng rối loạn tiền đình, giảm tuần hoàn não. Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng bệnh kéo dài khiến bệnh nhân sụt cân, mắc chứng trầm cảm.
Chèn ép tới hạch thần kinh giao cảm
Bệnh nhân bị chèn ép hạch thần kinh giao cảm nên thường xuyên gặp tình trạng đau, co giật, khó thở do cảm giác xương ức và vùng tim bị đè nén. Người bệnh vô cùng khó chịu, đau đớn và khó ngủ.
Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Tình trạng bệnh này khiến bệnh nhân bị rối loạn chức năng tứ chi, mất khả năng vận động linh hoạt. Lâu dần, chúng có thể dẫn tới tình trạng liệt nửa người hoặc liệt 2 chân ở người bệnh.
Thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh cản trở di chuyển
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ khiến phạm vi hoạt động của bệnh nhân suy giảm. Các cơn đau xuất hiện với cường độ mạnh và liên tục, chúng bắt đầu từ thắt lưng và lan nhanh tới bàn chân gây cản trở việc di chuyển. Người bệnh khi chuyển sang giai đoạn nặng có thể gặp tình trạng bị teo cơ hai chân hoặc liệt một bên chân.
4. Người thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh nên làm gì?
Khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bệnh nhân cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Tùy thuộc nguyên nhân cũng như mức độ bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.
Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp điều trị là vật lý trị liệu, luyện tập thể thao. Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học kết hợp điều chỉnh nội – ngoại khoa để nhanh cải thiện tình trạng bệnh.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điều trị theo các phương pháp riêng để giảm nhanh các triệu chứng bệnh như:
- Chườm nhiệt: Bệnh nhân dùng khăn tắm sạch, ngâm với nước nóng rồi tiến hành đắp lên vùng đốt sống bị đau nhức vào sáng và tối. Đây là phương pháp giúp mạch máu được giãn nở, lưu thông tốt hơn.
- Massage: Thực hiện massage tại vị trí cột sống bị thoái hóa giúp giảm đau. Đồng thời biện pháp này còn có công dụng giảm đau, khắc phục cứng cơ và tăng tuần hoàn máu đến các chi.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bệnh nhân nên thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể qua chế độ ăn uống. Các dưỡng chất cần bổ sung là: canxi, kẽm, kali, magie, vitamin ,… Chúng giúp xương khớp chắc khỏe, hồi phục các chấn thương cũng nhanh chóng hơn.
5. Lưu ý cho bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ chèn ép dây thần kinh
- Trong khi điều trị bệnh, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn nhiều. Hãy điều chỉnh tư thế ngủ, nằm, đứng sao cho đúng chuẩn kết hợp với xoa bóp, châm cứu và các bài tập chuyên biệt dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.
- Xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng. Nói không với các chất kích thích gây hại như bia, rượu, thuốc lá. Hãy tránh xa các đồ ăn mặn, cay, nhóm thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo gồm xúc xích, thịt chó, đồ ăn sẵn ,…
- Tránh mang vác các đồ cồng kềnh, nặng hay vận động thể thao mạnh, chúng làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối để bảo tồn bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh dứt điểm.
- Hạn chế nằm đệm quá mềm, hạn chế đi giày cao gót ở nữ giới. Tư thế làm việc cần đảm bảo đúng chuẩn tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa đề ra để dễ dàng đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thoái hóa cột sống cổ chèn dây thần kinh là bệnh lý nguy hiểm với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bạn nên nắm rõ các nguyên nhân cũng như triệu chứng bệnh của chúng để dễ dàng phát hiện và điều trị sớm nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt