Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị gai cột sống thắt lưng
Bệnh gai cột sống thắt lưng là bệnh lý mãn tính, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về bệnh và có cách phòng tránh hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về bệnh gai cột sống thắt lưng
1.1. Nguyên nhân gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống thắt lưng là hiện tượng phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, dây chằng quanh khớp hay đĩa sụn. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn, nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn nữ giới. Khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phát hiện sớm bệnh (nếu có) và có biện pháp điều trị kịp thời.
Các chuyên gia đã thống kê được 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh gai cột sống thắt lưng
- Do chấn thương
Các chấn thương xương khớp sẽ khiến xương khớp bị tổn thương, việc phản ứng của cơ thể sửa chữa tổn thương đó có thể hình thành gai cột sống. Ở tình huống này, gai hình thành từ sự lắng đọng canxi của dây chằng bị dày lên do phản ứng viêm.
- Do viêm cột sống mạn tính
Viêm kéo dài ảnh hưởng tới phần sụn đốt sống, theo thời gian phần sụn bị hao mòn. Cơ thể của chúng ta sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng đó, nhưng thông thường kết quả của quá trình sửa chữa sẽ hình thành gai xương.
- Do sự lắng đọng canxi
Sự lắng đọng canxi ở các gân tiếp xúc với đốt sống hoặc các dây chằng cũng gây nên gai cột sống. Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổi, do thoái hóa của các cột sống, quá trình thoái hóa gây mất thường ở sụn và biến đổi chất, làm sụn khớp rất dễ bị canxi hóa.
1.2. Triệu chứng bệnh gai cột sống thắt lưng
- Đau là dấu hiệu điển hình nhất, đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, thấy rất rõ khi bệnh nhân đi hay đứng.
- Nặng hơn thường đau tê ở cổ lan qua hai cánh tay, đau ở lưng, thậm chí có thể đau dọc xuống hai chân.
- Càng vận động nhiều thì càng thấy đau, nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ giảm xuống.
- Cơ bắp yếu dần đi
- Có thể mất cân bằng
- Trong một số tình huống nguy cấp người bệnh có thể mất kiểm soát về tiểu tiện, đại tiện.
Các biểu hiện lâm sàng của gai cột sống thắt lưng như:
- Protein xuất phát từ đĩa đệm gây một số phản ứng viêm, như gây đau ở thắt lưng và lan xuống khớp háng, có khi lan xuống cả mặt sau của đùi và cẳng chân, ngoài ra còn gây co cứng cơ vùng thắt lưng.
- Gai cột sống thắt lưng còn gây hẹp ống sống và viêm khớp thoái hóa của các đốt sống thắt lưng.
- Một biểu hiện khác là gây thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.
2. Chẩn đoán bệnh gai cột sống thắt lưng
Chẩn đoán dựa vào:
- Bệnh sử: thời gian bị đau thắt lưng, tính chất đau, tư thế nào cũng như khi hoạt động gì thì gây đau.
- Khám lâm sàng hay dấu hiệu thực thể: khám các tư thế vận động cột sống, lực cơ thế nào, điểm ấn gây đau vùng thắt lưng và đau lan tỏa xuống mông, háng hoặc mặt sau đùi …
- Chụp hình MRI: có thể phát hiện: Xẹp đĩa đệm – Mặt sụn đĩa đệm bị ăn mòn – Đĩa đệm bị khô mất nước – Rách vòng xơ đĩa đệm – đĩa đệm bị căng phồng chèn vào lòng ống tủy
3. Cách điều trị gai cột sống thắt lưng
Tùy từng trường hợp cụ thể, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Có thể điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật cắt bỏ gai; kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
- Điều trị nội khoa (bằng thuốc)
Khi có dấu hiệu sưng viêm nên nghỉ ngơi, dùng nước đá để chườm và sử dụng thuốc giảm đau trong trường hợp cấp tính, thuốc làm giãn cơ, và bổ sung vitamin B1, B6, B12.
- Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật cắt gai)
Trong những trường hợp nặng, thuốc không đáp ứng, gai chèn ép vào hệ thần kinh gây ra hiện tượng tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, làm đau toàn thân…s có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ gai.
Hầu hết gai cột sống thắt lưng được điều trị thành công bằng phương pháp bảo tồn là dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, tập vật lý trị liệu và tập vận động
Điều trị phẫu thuật được đặt ra khi điều trị bảo tồn không hiệu quả sau thời gian 6 tháng hoặc khi đau nhức làm hạn chế nhiều hoạt động hàng ngày.
Điều trị phẫu thuật chủ yếu là hàn khớp hay làm dính khớp của 2 đốt sống kế bên. Có thể làm dính một tầng, 2 tầng hoặc 3 tầng tùy tổn thương của đĩa đệm và độ mất vững của đốt sống. Khi làm dính khớp đốt L5S1 thì ít gây hạn chế vận động cột sống thắt lưng. Khi làm dính 2 tầng thì sẽ hạn chế một phần vận động, khi làm dính 3 tầng thì hạn chế vận động cột sống nhiều và kèm theo các phiền toái khác như làm teo các cơ cạnh cột sống, ảnh hưởng vận động các đốt sống còn lại. Ngoài ra khi làm dính các đốt sống thì áp lực cột sống chuyển sang 2 đốt kế bên (kế bên của các đốt sống được hàn với nhau) làm nguy cơ bệnh lý mới cho các đĩa đệm tương ứng.
Do đó việc phẫu thuật “Thay đĩa đệm nhân tạo” thay cho phẫu thuật “làm dính đốt sống” được đặt ra để tránh các nguy cơ nêu trên. Tuy nhiên quy trình phẫu thuật phức tạp có nhiều biến chứng và còn trong giai đoạn nghiên cứu.
4. Chế độ sinh hoạt gai cột sống thắt lưng
Điều trị tiếp tục sau đợt cấp là tránh các hoạt động có thể làm trầm trọng tổn thương đĩa đệm như không nhấc vật nặng, không chơi môn thể thao đòi hỏi phải xoay người ra sau như đánh golf, bóng rổ, bóng đá.
Ngoài ra còn cần phải học kỹ năng lao động như cách thức khiêng vật nặng, sắp xếp vật dụng nơi làm việc hợp lý, và ngay khi ngủ cũng phải chú ý giữ tư thế ngay ngắn để tránh áp lực trên cột sống thắt lưng.
Bệnh lý gai cột sống còn gọi là thoái hóa cột sống thường xảy ra ở người khoảng 50 tuổi trở lên, nhiều trường hợp gây đau nhức và hạn chế vận động làm ảnh hưởng một phần chất lượng cuộc sống. Việc điều trị là không quá phức tạp, trước tiên cần áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, nghĩa là dùng thuốc, tập vận động trị liệu phù hợp tình trạng bệnh lý.
Để phòng ngừa bệnh gai cột sống thắt lưng cũng như để hạn chế diễn biến bệnh nặng hơn thì chúng ta cần tìm hiểu và thực hiện đúng kỹ năng lao động cũng như các tư thế khi sinh hoạt như khi đứng, ngồi, nằm và cả khi ngủ để đảm bảo cột sống gồm các đốt sống và đĩa đệm luôn ở tư thế chức năng, hạn chế áp lực tác động vào đĩa đệm.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt