Những biến chứng có thể xảy ra khi phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống
Phẫu thuật là phương pháp chữa thoái hóa cột sống được lựa chọn như biện pháp cuối cùng để điều trị bệnh. Vậy những biến chứng thường gặp phải khi phẫu thuật thoái hóa cột sống là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm được thông tin chi tiết.
Nội dung bài viết
1. Những kỹ thuật phẫu thuật thường được sử dụng hiện nay
Cùng với sự tiến bộ của y học, nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau đã được ra đời để nâng cao hơn chất lượng điều trị và giảm thiểu các nguy cơ biến chứng hậu phẫu cho bệnh nhân thoái hóa cột sống. Một số các kỹ thuật phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống được sử dụng hiện nay trong chữa thoái hóa cột sống như:
- Mổ hở: Là phương pháp mổ truyền thống, tuy nhiên ngày càng bị thay thế bằng các phương pháp phẫu thuật khác hiện đại và an toàn hơn.
- Mổ nội soi: Là phương pháp chữa thoái hóa cột sống hiện đại, giảm xâm lấn, tổn thương. Thao tác phẫu thuật và dụng cụ phẫu thuật được đưa vào phẫu trường thông qua lỗ trên da bệnh nhân .
- Mổ laser: Sử dụng để giảm áp các đĩa đệm ở cột sống bệnh nhân. Không xâm lấn cơ thể, không để lại sẹo và phục hồi rất nhanh.
- Mổ thay thế đĩa đệm: Thay thế đĩa đệm bị tổn thương nặng nề của bệnh nhân bằng đĩa đệm nhân tạo để khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
- Mổ cố định cột sống: Chữa thoái hóa cột sống bằng loại bỏ phần dư thừa, khôi phục hình dáng cột sống cho bệnh nhân nhờ các thiết bị chuyên dụng.
2. Những biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống
2.1. Mất nhiều máu
Là phẫu thuật lớn, nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống ở bệnh nhân thường kéo dài với nhiều cấu trúc xung quanh bị tổn thương nên dễ gây ra tình trạng mất máu nhiều ở bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật.
2.2. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguy cơ biến chứng thứ hai mà người bệnh có thể phải đối mặt khi chữa thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật.
Tình trạng nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như thiết bị, dụng cụ chưa đảm bảo vô khuẩn, thao tác của bác sĩ phẫu thuật, hoặc do quá trình chăm sóc sau mổ không an toàn,…
Nhiễm trùng vết mổ sau khi phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống có thể là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nặng hơn như nhiễm trùng huyết,…
2.3. Thời gian hồi phục kéo dài
Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật để chữa thoái hóa cột sống thường khó có khả năng hồi phục sau điều trị một cách nhanh chóng như khi sử dụng thuốc hay vật lý trị liệu.
Thời gian hồi phục của bệnh nhân thường kéo dài vài tháng và cần phải phối hợp với các bài tập chuyên dụng để có thể phục hồi khả năng vận động như bình thường sau phẫu thuật.
2.4. Tổn thương các cơ quan lân cận
Khi thực hiện phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống, đôi lúc dù bác sĩ phẫu thuật đã cố gắng hết sức nhưng việc tổn thương các cơ quan xung quanh phẫu trường vẫn là điều không thể tránh khỏi.
Tổn thương cơ quan lân cận nguy hiểm nhất và cũng rất hay gặp là tổn thương các rễ dây thần kinh xung quanh. Tổn thương này gây ra các hậu quả nghiêm trọng như rối loạn cảm giác và ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân sau phẫu thuật.
2.5. Bệnh có thể tái phát, khi tái phát thường nặng hơn
Do không phải là phương pháp điều trị nguyên nhân của thoái hóa cột sống, nên khi chữa thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật bệnh nhân vẫn có khả năng bị tái phát bệnh nếu không loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.
Theo các ghi nhận cho thấy, hầu hết các bệnh nhân có tình trạng tái phát sau phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống đều có tình trạng bệnh tăng nặng hơn nhiều so với trước phẫu thuật.
Do đó, để giảm thiểu tối đa các biến chứng và tăng khả năng hồi phục khi chữa thoái hóa cột sống bằng phẫu thuật, bệnh nhân cần lựa chọn điều trị tại các cơ sở y tế có uy tín và chuyên môn cao trong lĩnh vực cơ xương khớp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt