Những biểu hiện của gai cột sống bạn nên quan tâm

Cũng như các cơ quan khác trong cơ thể theo thời gian cột sống của chúng ta cũng phải trải qua quá trình thoái hóa gọi là thoái hóa cột sống gây ra các bệnh về tổn thương cột sống, trong đó có bệnh gai cột sống. Vậy những biểu hiện của gai cột sống là gì? Phương pháp dự phòng và điều trị bảo tồn gai cột sống như thế nào.

1. Tìm hiểu về cấu tạo và gai cột sống

Cột sống của chúng ta nối dài từ xương chẩm (đốt sống cổ C1) kéo dài đến xương cùng cụt. Cột sống được chia ra thành cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng và xương cùng cụt. Cột sống gồm các đốt sống nối với nhau, các đốt sống này chồng lên nhau và giữa các đốt sống là đĩa đệm giúp cột sống cử động linh hoạt và xoay sở, cúi, nghiêng ngả và kết hợp với hai chân. Cột sống kết hợp với hai tay, hai chân giúp chúng ta có thể thể đứng và đi lại bình thường. Giữa các đốt sống được bao bọc bởi hệ thống dây chằng cũng kéo dài từ đốt sống C1 tới xương cùng cụt.

Gai cột sống chính là hiện tượng các gai xương mọc rìa đốt sống và sự vôi hóa của các khớp. Thoái hóa và gai cột sống là dạng bệnh trong đó có sự phát triển của xương và sụn không như mong  muốn dẫn đến thoái hóa.

bieu-hien-gai-cot-song_1
Hình ảnh gai cột sống

2. Nguyên nhân của gai cột sống

  • Do tuổi tác
  • Do chấn thương
  • Do thoái hóa đĩa đệm
  • Do thoái hóa hệ thống dây chằng, gân cơ

3. Những biểu biểu hiện của gai cột sống là như thế nào?

Các bệnh lý liên quan đến cột sống (bao gồm cả gai cột sống) không chỉ xuất hiện ở người già mà còn xuất hiện ở lứa tuổi trẻ. Gai cột sống nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây cảm giác đau buốt, khó cử động, lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Đa số bệnh gai cột sống không có dấu hiệu hay triệu chứng gì, tuy nhiên khi gai cọ sát với xương khác và các phần mềm ở xung quanh như: dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Ban đầu chúng ta sẽ xuất hiện cảm giác đau, đau âm ỉ. Các cơn đau thường xuất hiện ở cổ, lan đến thắt lưng. Đặc biệt là khi thay đổi tư thế ngồi lâu, đứng, hoặc đi.

Các vị trị đau phụ thuộc vào nơi gai cột sống xuất hiện

  • Nếu gai cột sống cổ cơn đau sẽ lan xuống bả vai, bắt tay, cánh tay, ngón tay. Gai cột sống ở cổ còn gây ra hội chứng giao cảm cổ: gây ra cảm giác đau đầu, chóng mặt, ù tai, đau có thể lan ra trước trán, hốc mắt, ngủ không ngon, đêm nằm mơ.
bieu-hien-gai-cot-song2
Đau bả vai là một trong những biểu hiện của gai cột sống ở cổ
  • Nếu gai cột sống phần thắt lưng sẽ chèn ép thần kinh thì cơn đau sẽ lan  xuống mông, xuống đùi, cẳng chân, ngón chân. Lúc đầu của gai cột sống là thoái hóa và cứng khớp. Đặc biệt khi chúng ta ngủ, chúng ta khó cử động, chúng ta phải vận động trên giường cho nóng khớp khi đó chúng ta mới dậy được, cảm giác thoải mái hơn.
  • Khi gai cột sống cổ, ngực, thắt lưng chúng ta còn nghe thấy tiếng lạo xạo, lọc cọc, khi đá chân chúng ta cũng nghe thấy tiếng đó. Đây cũng là biểu hiện của thoái hóa khớp

Giai đoạn cấp cơn đau sẽ dữ dội như dao đâm. Nếu căn bệnh nặng có thể làm cho cơ yếu, teo, vận động kém có thể dẫn đến liệt nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

4. Cách chữa trị gai cột sống không phải phẫu thuật

Các bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai cột sống có nhiều cách chữa khác nhau. Tùy theo mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ có hướng điều trị riêng bảo tổn hoặc giải pháp phẫu thuật. Người bị gai cột sống thường được điều trị bảo tồn bằng thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ hay một số dụng cụ nâng đỡ, nhằm giảm bớt gánh nặng lên cột sống.

  • Vật lý trị liệu: Phương pháp vật lý trị liệu sử dụng tác nhân lý, hóa, cơ học tác động lên vùng gai cột sống. Việc điều trị bằng vật lý trị liệu có sự hỗ trợ của máy móc như: mấy siêu âm trị liệu, máy kéo giãn cột sống tự động (kéo liên tục hoặc ngắt quãng) khi kéo thì áp lực lên đĩa đệm, đốt sống bị giảm. Kéo giãn cột sống còn có tác dụng làm cho lỗ liên hợp mở ra, các cơ không bị co thắt. Vật lý trị liệu còn có thể phục hồi các cơ bị yếu. Ưu điểm của vật lý trị liệu là: Không cần uống thuốc nên gần như không gây ra các tác dụng phụ.
  • Sử dụng sóng siêu âm: Sóng âm đi sâu vào trong cơ thể khoảng 3-5 cm lên có thể tác động lên vị trí bị gai cột sống giúp lưu lượng máu được tăng cường vào khu vực gai cột sống. Sóng siêu âm còn có tác dụng gia cố phần dây chằng cho chắc chắn hơn, giúp kháng viêm, giảm đau do ức chế dây thần kinh.
  • Phương pháp tác động cột sống: Là phương pháp dùng 1 số thủ thuật như áp, vuốt, ấn, vê, miết, .. để tác động lên cột sống, kết hợp với sử dụng thuốc là một trong những phương pháp hiện mang lại hiệu quả khá cao trong hỗ trợ điều trị tổn thương cột sống, trong đó có bệnh gai cột sống. Phương  pháp này giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, lấy lại tinh thần lạc quan, an tâm điều trị.

Chữa trị gai cột sống bằng phương pháp bảo tồn thường có hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ hoặc phục hồi sau phẫu thuật. Tuy nhiên trên thực tế nếu gai cột sống có thể vẫn phải phẫu thuật nếu điều trị bảo tồn không có hiệu quả.

5. Dự phòng  gai cột sống như thế nào

Không có lời khuyên nào chính xác 100% để dự phòng gai cột sống. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh gai cột sống nếu thực hiện một số lưu ý sau:

  • Sinh hoạt đúng, không nằm sai tư thế
  • Đừng ăn nhiều đường, đồ chiên xào đây là yếu tố dễ tăng cân vì nếu tăng căn áp lực lên cột sống nhiều làm cho cơ thể phải tăng yếu tố sửa chữa và làm tăng gai cột sống
  • Không làm việc nặng (vì khi bị gai xương yếu nếu bạn vẫn làm việc nặng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm)
  • Không nên ngồi lâu quá (khoảng 45-60 phút thì di chuyển, thư giãn); khi ngồi làm việc ở văn phòng phải ngồi đúng tư thế: Lưng thẳng, hạn chế cúi, đầu thẳng… khớp háng vuông góc với người.
  • Tư thế ngủ nằm ngửa là tốt nhất vì lúc này áp lực lên đĩa đệm, cột sống giảm
  • Không nên nằm đệm quá cứng, quá mềm
bieu-hien-gai-cot-song3
Tư thế ngủ nằm ngửa là tốt nhất đối với bệnh gai cột sống

Đau là một biểu hiện của gai cột sống. Các vị trí đau có thể khác  nhau tùy thuộc vào nơi cột sống bị gai, chính vì vậy khi bạn xuất hiện biểu hiện đau ở dọc cột sống, hai chân, hai tay dù chỉ thoáng qua nhưng bạn đừng chủ quán hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7