Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp

Thời gian và tuổi tác là những lý do chính dẫn đến tổn thương ngày càng nghiêm trọng đối với sụn và xương dưới màng cứng, gây nên tình trạng thoái hóa khớp. Các tổn thương có thể gây đau, cứng khớp, hạn chế vận động,… làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, hãy cùng chúng tôi giải đáp rõ hơn về căn bệnh này, triệu chứng hay gặp và cách điều trị hiệu quả. Tất cả sẽ được tiết lộ qua bài viết sau đây.

1. Định nghĩa về thoái hóa khớp là gì

Cơ thể người có trên hai trăm xương các loại, nơi nối giữa các đầu xương gọi là khớp.Trong cấu tạo khớp, sụn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Sụn là lớp bao bọc ở đầu xương và có chức năng bảo vệ, tính chất của sụn là đàn hồi tốt nhưng cứng và dai.

Vai trò của lớp đệm sụn này là rất quan trọng, ngăn các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp khớp vận động trơn tru chịu được áp lực nén mang lại cho cơ thể chúng ta những cử động nhẹ nhàng, khéo léo và linh hoạt.

Tuy vai trò rất quan trọng, nhưng sụn lại không được nhận nguồn dinh dưỡng từ máu trực tiếp do sụn rất dễ gặp tình trạng thoái hóa theo thời gian. Khi sụn bị hư tổn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách mọc ra các đầu xương, hay còn gọi là gai, gây ra tình trạng thoái hóa khớp.

Sụn khớp bị mòn gây tình trạng thoái hóa
Sụn khớp bị mòn gây tình trạng thoái hóa

Với những trường hợp nặng, sụn có thể bị mòn và mỏng đến mức không thể che phủ đầu xương. Do đó lúc vận động làm cho các xương bào mòn lên nhau làm cho bệnh nhân cảm thấy vô cùng đau đớn.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp

Khi thoái hóa khớp thì đau là biểu hiện đầu tiên báo động cho chúng ta biết, về mặt lý thuyết, tất cả các khớp trên cơ thể đều sẽ bị thoái hóa.

Một số khớp có nguy cơ bị thoái hóa nhiều hơn, đầu tiên thường sẽ là ở vị trí khớp gối, sau đó là cột sống và đặc biệt là vùng cột sống cổ và thắt lưng. Tiếp theo nữa sẽ là khớp háng.

Ở các trường hợp khác, những khớp còn lại cũng có thể gặp, nhưng đa số sẽ có nguyên nhân, ví dụ ở một số nghề nghiệp đặc thù đó thường phải hoạt động khu vực đó nhiều.

Đặc biệt, một vị trí khớp có thể bị thoái hóa mà không theo nguyên tắc nào, dù không có chịu tác dụng lực mạnh nhưng vẫn bị tình trạng tổn thương đó là khớp bàn ngón tay.

Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp, lý do chính thường là sự suy giảm chức năng vận động của tuổi già, bệnh nhân sau chấn thương, béo phì hoặc thói quen ít vận động, tư thế sai,… Theo thời gian, tất cả những điều này sẽ dẫn đến suy giảm chức năng khớp và dần phát triển bệnh.

Tuổi già làm tăng nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp
Tuổi già làm tăng nguy cơ gây bệnh thoái hóa khớp

Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng này là do sự thoái hóa của sụn khớp. Sụn hoạt động như một lớp đệm bao phủ các khớp, có chức năng bảo vệ và giúp giảm ma sát, từ đó giúp khớp di chuyển ít va chạm nhau và trơn tru. Khi tấm đệm này bị hỏng, vỡ hoặc mòn, phần xương sụn bên dưới dễ chạm nhau, dẫn đến sưng, đau và giảm khả năng vận động.

3. Triệu chứng thường gặp ở người thoái hóa khớp

Triệu chứng của thoái hóa khớp rất khác nhau, nếu không được điều trị thì dễ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thường cảm thấy đau nhẹ ở khớp, xảy ra những lúc tập thể dục hay vận động. Sau đó bệnh dần dần phát triển gây ra tình trạng đau khớp nhiều hơn, nếu nặng thì có thể làm cho sự linh hoạt bị mất đi.

Với tình trạng nặng, có thể gặp những cơn đau bất thường ngay những lúc nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm.

Không những thế còn phát ra tiếng kêu lục khục khi hoạt động ở khớp. Ngoài ra còn có thể gặp những triệu chứng khác như là sưng đỏ, không thể thực hiện những động tác hằng ngày như cúi, gập người,…

4. Chẩn đoán 

Thoái hóa khớp là một bệnh tìm ẩn, rất khó phát hiện do sự tiến triển chậm và không biểu hiện các triệu chứng rầm rộ. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh thì các bác sĩ thường dùng một số phương pháp sau:

  • Chụp X  – quang thấy các biểu hiện lệch khớp, gai xương, hẹp khe khớp,…
  • Cộng hưởng từ MRI thấy nhiều bất thường ở các dây chằng, viêm màng hoạt dịch hoặc tổn thương sụn khớp,…
  • Bên cạnh đó các bác sĩ cũng hay sử dụng đến phương pháp siêu âm hay nội soi khớp.
  • Siêu âm để phát hiện sự bất thường trong độ dày của sụn hay màng hoạt dịch.
  • Nội soi nhằm đánh giá mức độ tổn thương của thoái hóa.

5. Điều trị

Bệnh thoái hóa khớp muốn cải thiện thì cần cả một quá trình điều trị chứ không thể chữa trị dứt điểm một lần. Trong đó, quan trọng nhất là bệnh nhân phải thực hiện thay đổi lối sống, sinh hoạt thường ngày và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đầu tiên bạn hãy tích cực thay đổi thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt. Hãy đổi sang những môn thể thao nhẹ như đạp xe hay bơi lội thay vì chạy bộ hoặc nhảy dây. Tập luyện kiên trì sẽ giúp quá trình chữa bệnh của bạn nhanh chóng đạt hiệu quả.

Đạp xe 30 phút mỗi ngày hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp
Đạp xe 30 phút mỗi ngày hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp

Đồng thời cần phải kiểm soát được cân nặng và có kế hoạch xây dựng riêng cho mình các chế độ ăn giàu Calci, vitamin D,… không ăn quá nhiều đồ chiên, thịt đỏ,…

Quan trọng hơn tránh đồ uống có chứa cồn như bia rượu vì sẽ làm cơn đau bùng phát bất kỳ lúc nào.

Nếu đau nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà những biện pháp đơn giản như chườm lạnh hoặc sử dụng các loại cao nóng nhằm hạn chế triệu chứng đau cứng khớp

Trường hợp cơn đau chuyển biến xấu và trở nên nặng hơn thì nên kết hợp vật lý trị liệu và thuốc giảm đau trong quá trình điều trị.

Tóm lại, dựa vào quá trình nghiên cứu vai trò về quan hệ giữa sụn khớp và xương dưới màng cứng, các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới khẳng định rằng việc phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp phải được tiến hành đồng thời nhằm củng cố sụn khớp và cải thiện xương dưới màng cứng. Do đó, hãy thực hiện nhiều biện pháp tích cực để hệ xương khớp của bạn luôn chắc khỏe, tránh được những rủi ro không mong đợi.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7