Những điều cần biết về thoái hóa cột sống
Nội dung bài viết
Dấu hiệu thoái hóa cột sống
Theo thống kê sơ bộ, số lượng điều trị trong một ngày tại khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện 108 cho thấy có đến 39/120 trường hợp điều trị liên quan tới thoái hóa cột sống. Độ tuổi của các bệnh nhân thường là trung niên trên 50 tuổi nhưng cũng có trường hợp dưới 40 tuổi đã bị thoái hóa hoặc biến dạng đường cong sinh lý cột sống.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết tại Việt Nam có tới 80% người trên 50 tuổi mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có 32% bị thoái hóa cột sống. Những dấu hiệu triệu chứng của thoái hóa cột sống rất dễ nhận biết, bao gồm:
– Cảm giác đau âm ỷ kéo dài nhiều ngày, cơn đau tăng lên khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi.
– Đau lưng, đau cổ vai gáy bị đau, thường có cảm giác cứng cơ đột ngột vào lúc sáng sớm khi mới ngủ dậy.
– Đau ở cổ vai gáy có thể lan sang hai tai, lên đầu, hai cánh tay và bàn tay.
– Đau ở lưng có thể lan xuống chân, hai đầu gối và bàn chân.
– Cử động bị hạn chế.
– Khi chuyển sang mạn tính khiến người bệnh đau dai dẳng, thậm chí là mất cảm giác ở các chi, nửa người, mất khả năng kiểm soát cả việc vệ sinh cá nhân.
Những ai có thể bị thoái hóa cột sống và nguyên nhân do đâu?
Những người bị thoái hóa cột sống chủ yếu là người già, người cao tuổi, thường là trên 50 tuổi, một số trường hợp bị thoái hóa cột sống khi chưa 40 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do:
– Tuổi tác cao: cơ thể dần lão hóa trong đó có xương khớp. Ở người trưởng thành, khả năng sinh sản và tái tạo sụn giảm dần và hết hẳn, các tế bào sụn dần già đi, khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi collagen cũng như mucopolysaccharide (do tế bào sụn sản sinh) sẽ giảm sút và trở nên rối loạn khiến cho chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm, cột sống yếu đi và chịu áp lực lớn hơn.
– Thói quen ăn uống kém khoa học dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và các dưỡng chất khác trong việc sản xuất ra sụn khớp và hoạt động bôi trơn khớp.
– Do di truyền.
– Do lao động nặng quá sức, bê vác vật nặng sai tư thế.
– Béo phì tạo sức ép lớn lên cột sống khiến chúng bị quá tải và nhanh chóng bị lão hóa.
– Làm việc, ngồi học sai tư thế trong thời gian dài.
– Luyện tập thể dục thể thao sai cách.
– Nội tiết thay đổi, tiểu đường, mãn kinh cũng có thể dẫn đến thoái hóa cột sống.
Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống không có thuốc điều trị mà chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng sau đó phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa và hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở cột sống.
– Theo y học hiện đại: khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra sau đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bằng thuốc. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định kết hợp với vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phần nào giúp người bệnh giảm đau nhờ Corticoid và duy trì khả năng vận động chứ không thể chữa tận gốc của bệnh.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa cột sống là do sụn khớp và các thành phần như xương dưới sụn, dây chằng bị thoái hóa dần gây ra. Để đẩy lui thoái hóa cột sống, bạn nên chú trọng đến các phương pháp bổ sung dưỡng chất để tái tạo lại sụn khớp, xương dưới sụn, đồng thời ức chế enzym phá hủy sụn khớp, tăng tiết dịch khớp để tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp, ngăn chặn sự thoái hóa phát triển.
– Theo y học cổ truyền: xoa bóp, kéo nắn, bấm huyệt, tập vận động thụ động để làm chậm quá trình thoái hóa cột sống.
Làm gì để phòng ngừa và đối phó với thoái hóa cột sống?
Để phòng ngừa và đối phó với thoái hóa cột sống, bạn nên chú ý bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho quá trình tái tạo sụn khớp và xương như: cây họ đậu, bia, men bia, cá tuyết, thịt đỏ, trứng, đậu nành, phô mai, quả hạch, gelatin…
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt