Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì, ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh ?
Cột sống chính là bộ phận quan trọng nhất trong khung xương ở cơ thể con người. Chúng có mối liên hệ với các dây thần kinh, chỉ một sự thay đổi nhỏ ở cột sống cũng khiến cơ thể gặp nguy hiểm, nhất là thoái hóa xương khớp. Vậy chứng thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng xuất hiện do tổn thương tại đĩa đệm, sụn khớp, xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dây chằng ,… gây đau, hạn chế vận động ở bệnh nhân. Tình trạng kéo dài khiến bệnh nhân thường gặp các cơn đau ở thắt lưng sau đó lan nhanh xuống phía dưới hông. Cột sống khi đó đã biến dạng khiến việc đi lại nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
2. Tiết lộ 5 nguyên nhân cơ bản gây thoái hóa cột sống thắt lưng?
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở cả người lớn tuổi và người trẻ. Trong đó có 5 nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến nhất là:
2.1. Tuổi tác càng cao khiến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra càng nhanh
Tuổi tác cao, các bộ phận trong cơ thể cũng nhanh chóng lão hóa. Cột sống con người thường lão hóa dần theo năm tháng trở nên yếu hơn và khó có thể nâng đỡ cơ thể hoàn hảo như trước. Khả năng tái tạo các tế bào sụn mới ở cột sống cũng giảm đi khiến chất lượng của lớp sụn giảm dần.
Bao xơ tại đĩa đệm cùng dễ nứt hoặc rách khiến chất nhầy bên trong bị thoát ra ngoài gây chứng thoát vị đĩa đệm. Khu vực dây chằng quanh khớp cũng xơ cứng, giảm đàn hồi, lắng đọng chất vôi gây chèn ép vào các rễ thần kinh,. Bệnh nhân vì thế thường gặp những cơn đau nhức dạng âm ỉ hoặc dữ dội ở cột sống thắt lưng.
2.2. Sinh hoạt và lao động sai tư thế
Khi đã nắm được thoái hóa cột sống là gì, chắc chắn chúng ta đều nhận thấy việc sai tư thế sinh hoạt là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh lý này. Ở những người thường xuyên nằm ngủ nghiêng vẹo, đi hay cúi người hoặc cong lưng, dân văn phòng ít di chuyển hoặc người mang vác vật nặng thường xuyên ,… là đối tượng rất dễ mắc bệnh.
Cột sống bị tổn thương kéo theo cấu trúc xương biến đổi, các mô xương, cơ và dây chằng tại cột sống cũng bị biến đổi theo và dễ bị thoái hóa nhanh.
2.3. Các chấn thương cũ tại cột sống gây thoái hóa
Những chấn thương ở cột sống do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã hoặc chơi thể thao quá sức cường độ mạnh ,… cũng dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng. Chấn thương này khiến phần cột sống lưng bị biến dạng. Chúng trở nên suy yếu, giảm độ chịu lực và đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống.
2.4. Dị tật bẩm sinh gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Dị tật bẩm sinh bao gồm vẹo, gù xương sống cũng khiến thay đổi diện tích tỳ nén bình thường của cột sống thắt lưng. Khi đó, lực nén trên bề mặt đĩa đệm tăng lên, dẫn tới biến đổi cấu trúc nơi cột sống. Chính sự bất thường này khiến quá trình thoái hóa cột sống ở thắt lưng nhanh hơn. Bệnh nhân sẽ phải chịu các cơn đau vùng thắt lưng, vừa bị thay đổi hình dáng, đi đứng bất tiện.
2.5. Tăng cân, trọng lượng cơ thể lớn làm gây áp lực lên cột sống thắt lưng
Một nguyên nhân khá phổ biến khiến quá trình thoái hóa cột sống diễn ra nhanh hơn thông thường là trọng lượng cơ thể lớn. Người thừa cân, béo phì từ việc tăng cân quá mức khiến tăng lực nén lên đĩa đệm và thân đốt sống. Tình trạng này kéo dài làm tổn thương cột sống đồng thời nguy cơ bị thoái hóa cột sống thắt lưng là rất cao.
3. Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Hiện nay các chuyên gia xương khớp chưa đưa ra lời khuyên cụ thể nào cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì. Tuy nhiên việc bệnh nhân chọn bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe sẽ mang tới các lợi ích không nhỏ cho hệ xương khớp.
Chúng giúp cơ thể bạn luôn được duy trì ở mức cân bằng. Đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu tới các khớp, giảm viêm, … Đây đều là các yếu tố rất quan trọng trong điều trị các bệnh xương khớp, thoái hóa cột sống lưng.
Cắt giảm calories
Thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân khiến gia tăng áp lực lên cột sống, khiến chúng bị tổn thương nhiều hơn. Vì thế, bạn cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải. Hãy thực hiện cắt giảm bớt calo trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân.
Ngoài ra, dù có thừa cân hay không, bạn cũng hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và đồ uống có đường. Hãy bổ sung các thực phẩm với nguồn gốc thực vật trong bữa ăn hàng ngày giúp phòng tránh các bệnh thoái hóa xương khớp hiệu quả.
Bổ sung nhiều trái cây, hoa quả trong bữa ăn
Sau khi đã tìm hiểu thoái hóa cột sống thắt lưng là gì, việc bổ sung thực phẩm sao cho đúng cách để chữa bệnh cũng rất quan trọng. Nhóm trái cây, rau quả luôn đứng đầu trong top các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều các chất chống oxy hóa – là những chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.
Một số chất chống oxy hóa được tìm thấy trong các loại trái cây là táo, dâu tây, hành tây, bí đỏ, cam, … giảm viêm và đau khớp, tốt cho sức khỏe người bệnh.
Thêm axit béo Omega-3
Axit béo omega-3 chính là thực phẩm giúp giảm viêm, kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm. Việc bổ sung lượng axit béo cần thiết này giúp cải thiện tình trạng đau, khó chịu do bệnh xương khớp gây ra. Bệnh nhân có thể bổ sung omega-3 từ các loại cá biển, cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi ,…
Tăng cường dầu oliu trong bữa ăn
Các nghiên cứu cho thấy, dầu oliu chứa chất oleocanthal có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm đau. Bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống có thể sử dụng nhóm dầu oliu này thay thế chất béo trong các bữa ăn gia đình thường ngày.
Đừng quên bổ sung thêm Vitamin C
Vitamin C là một trong những yếu tố quan trọng để liên kết các mô và giúp xây dựng collagen. Bổ sung nhóm thực phẩm giàu vitamin chính là cách giúp nâng cao đề kháng cơ thể đồng thời tăng sức mạnh cho hệ xương khớp. Các loại trái cây như sơ ri, dâu tây, cam, … cung cấp lượng vitamin C lớn. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi người cần tiêu thụ hàng ngày là 75mg vitamin C cho phụ nữ và 90mg cho nam giới.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì chắc chắn là bệnh lý không quá xa lạ với nhiều người. Bệnh đang ngày càng tăng nhanh về số lượng và độ tuổi. Do đó, ngay từ hôm nay bạn cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể luôn khỏe mạnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt