Những điều cần biết về thoái hóa khớp háng
Trong các bệnh về cơ xương khớp ở người già thì bệnh thoái hoá khớp háng rất phổ biến. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng khá nhiều và đa phần gây đau đớn nhiều cho bệnh nhân. Vì thế việc chữa trị cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hoá khớp háng cũng như các vấn đề liên quan trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp háng là gì và có nguy hiểm ko?
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý về xương khớp rất phổ biến ở những người lớn tuổi. Đây là hậu quả của việc bào mòn khớp dẫn đến những tổn thương dưới phần sụn của xương đùi. Thoái hóa khớp háng được chia thành 2 thể. Thể thứ nhất là thoái hóa khớp háng nguyên phát thường hay gặp ở độ tuổi trên 60. Thứ hai là thoái hoá khớp háng thứ phát.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng nguyên phát là do tuổi tác, xương khớp háng dần bị bào mòn. Còn nguyên nhân thoái hoá khớp háng thứ phát có thể là:
- Người từng có tiền sử bị viêm khớp háng do các bệnh về xương khớp như thấp khớp, viêm khớp
- Do bị chấn thương khớp háng khi vận động
- Do không điều trị dứt điểm khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
- Do cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới bẩm sinh
- Do biến chứng của các căn bệnh nguy hiểm khác như gout, tiểu đường, bệnh huyết sắc tố.
Viêm đau khớp háng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ. Người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau và chứng rối loạn vận động hoặc bị tàn phế.
2. Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng
Triệu chứng của thoái hóa khớp háng khá nhiều. Tuỳ vào mức độ của bệnh mà sẽ có những biểu hiện thoái hóa khớp háng khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu thoái hóa khớp háng phổ biến nhất:
Khi phát hiện thấy triệu chứng chứng thoái hóa khớp háng cần đăng ký điều trị ngay
- Do khớp háng là bộ phận chịu trọng lực dồn xuống của cơ thể nên khi bị thoái hoá bệnh nhân thường đi lại khó khăn hoặc là đi khập khiễng, không thăng bằng.
- Có các cơn đau ở vùng bẹn, cơn đau dần lan xuống đùi hoặc xuống khớp gối. Các cơn đau cũng có thể lan ra sau mông hoặc vùng xương đùi. Càng đứng lâu hay vận động nhiều thì cơn đau càng gia tăng.
- Ở giai đoạn sau đó thì triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng sẽ tăng dần lên với những cơn đau xuất hiện dồn dập. Đặc biệt đau nhất vào buổi sáng hoặc lúc chiều tối. Khi đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng hoặc di chuyển thì cũng xuất hiện các cơn đau.
- Ở giai đoạn muộn hơn thì các cơn đau ngày càng nhiều. Bệnh nhân cho dù nghỉ ngơi vẫn sẽ cảm thấy đau. Khi thời tiết thay đổi hoặc vào ban đêm sẽ đau nhiều hơn.
- Cảm giác tê cứng, nhức mỏi khi vận động khớp háng
- Các động tác sinh hoạt hằng ngày cần liên quan đến khớp háng như ngồi xổm, đi vệ sinh…sẽ hoạt động khó khăn hơn.
- Khi bạn có vận động cần dạng háng, xoay người, gập người có các cơn đau nhói và khi nghỉ ngơi thì hết đau.
Nói chung thì triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng khá dễ dàng nhận biết. Điển hình nhất để nhận thấy đó là các cơn đau khi vận động tại khớp háng hay vận động cần liên quan tới các bộ phận của khớp háng.
3. Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp háng
Dựa vào các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng rõ rệt nhất mà bác sĩ sẽ có những biện pháp chẩn đoán bệnh và khám lâm sàng. Căn cứ thêm vào hình ảnh X-quang để chẩn đoán như có dấu hiệu mòn sụn khớp không, mọc gai xương, xương phần dưới sụn đặc, có bị khuyết xương không…
Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể được cho chụp CT scan (chụp cắt lớp vi tính) hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ). Thông qua đó bác sỹ sẽ phát hiện được các thoái hoá khớp háng xương sâu hơn.
Có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng như sau:
Phương pháp điều trị nội khoa
- Sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau, kiểm soát cân nặng hợp lý
- Dùng các thiết bị hỗ trợ chức năng khớp háng và giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc di chuyển như nạng, gậy để chống, xe tập đi…
- Tập các bài tập vật lý trị liệu tăng cường lưu thông máu giúp khớp linh hoạt hơn. Các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng nhất đó là bài tập nâng chân cao, bài tập kéo gối…
Thường các phương pháp điều trị nội khoa chỉ áp dụng với những bệnh nhân có triệu chứng bệnh thoái hóa khớp háng còn ở thể nhẹ. Nếu bệnh biến chuyển nặng hơn thì cần phương pháp khác.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Khi khả năng vận động người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Đã áp dụng các biện pháp nội khoa mà không có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được chuyển qua các phương pháp ngoại khoa. Can thiệp ngoại khoa giúp giảm đau cho người bệnh cũng như cải thiện khả năng vận động của khớp háng. Các phương pháp can thiệp bao gồm:
- Cắt bỏ xương: Mục đích là hạn chế biến dạng khớp, gai xương phát triển. Giúp bệnh nhân tăng khả năng vận động bình thường.
- Thay một phần khớp háng đã bị bào mòn hoặc bị hư
- Thay toàn bộ khớp háng: Đây là phương pháp thay khớp háng nhân tạo khi khớp háng bị thoái hoá nhiều, mất hẳn chức năng vận động. Trường hợp này chỉ định cho bệnh nhân trên 60 tuổi, đau nhiều và bệnh đã nặng.
4. Phòng người bệnh thoái hoá khớp háng như thế nào
Thoái hoá khớp háng là căn bệnh có thể phòng ngừa và hạn chế để bệnh phát triển nặng hơn. Các biện pháp phòng ngừa như sau:
- Tích cực điều trị sớm các bệnh viêm, chấn thương, dị tật bẩm sinh ở khớp háng. Điều này giúp hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
- Tập các bài tập vận động, thể dục nhẹ nhàng hằng ngày
- Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm giàu canxi từ sữa, các loại thuỷ sản như tôm, ốc, cua, dầu cá,…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya và giữ cho tinh thần thoải mái.
- Điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng như tiểu đường, bệnh gout,…
- Duy trì cân nặng hợp lý để giảm gánh nặng lên xương khớp háng.
- Không mang vác, vận động mạnh, tránh các tư thế ngồi xổm hay ngồi quá lâu.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin cơ bản về bệnh thoái hóa khớp háng. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp háng, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt