Những thói quen xấu gây bệnh gai cột sống mà bạn cần thay đổi
Những thói quen xấu hàng ngày như ăn uống tùy tiện, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, lười vận động, làm việc quá sức,… sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống
Đau gai cột sống có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu hay gặp. Bài viết này sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây bệnh và những thói quen xấu nào khiến bạn có nguy cơ mắc căn bệnh gai cột sống.
- Do bệnh lý: Thoái hóa cột sống, viêm cột sống mãn tính, thoát vị đĩa đệm… chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống mọc gai xương khi cơ xương khớp lão hóa.
- Do dư thừa và sự lắng đọng canxi: Lượng canxi dư thừa trong cơ thể tích tụ lâu ngày sẽ hình thành ra các mỏm gai rồi chèn ép vào các dây thần kinh cột sống.
- Gai đốt sống bẩm sinh: Có nhiều người từ lúc sinh ra đã bị gai cột sống do chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền của bố mẹ, hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.
- Chấn thương, tai nạn: Các chấn thương, tai nạn làm tổn thương cấu trúc cột sống là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến đau gai cột sống ở người bệnh.
- Thói quen sinh hoạt: Ngồi không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, thường xuyên khuân vác vật nặng,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau gai cột sống.
2. Những thói quen xấu bạn nên tránh nếu không muốn bị gai cột sống
Như đã đề cập ở trên, ngoài những nguyên nhân bẩm sinh và bệnh lý khác, gai cột sống còn bắt nguồn từ những thói quen xấu trong sinh hoạt của người bệnh. Đây là những thói quen hoàn toàn có thể thay đổi để phòng tránh đau gai cột sống.
2.1. Làm việc lâu ở một tư thế
Làm việc quá lâu ở một tư thế sẽ làm cơ thể trở nên tê cứng và mệt mỏi, gây ra các triệu chứng đau mỏi chân tay, mỏi các khớp. Tránh đứng, ngồi liên tục hàng giờ trên bàn làm việc hay trước máy vi tính. Hãy thường xuyên đổi tư thế, dùng một ít thời gian để vận động các khớp, đi lại để giải phóng bớt sự mệt mỏi rồi quay trở lại làm việc.
2.2. Ngồi làm việc sai tư thế
Ngồi làm việc sai tư thế sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, gây đau thắt lưng, mỏi vai gáy. Khi làm việc hãy ngồi thẳng lưng, luôn giữ cột sống ở tư thế tốt, lưng và cổ nên có chỗ dựa.
2.3. Không thường xuyên luyện tập thể dục
Người ít luyện tập thể dục thể thao sẽ khiến hệ thống xương khớp ít được vận động. Điều này ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến xương khớp không có đủ dưỡng chất, dễ bị loãng xương, bị tổn thương và gây ra đau gai cột sống.
Vì vậy, hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, tập thể dục để cải thiện sức khỏe, độ dẻo dai của xương khớp bạn nhé.
2.4. Thường xuyên khuân vác đồ nặng
Khuân vác vật nặng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh đau gai cột sống. Nếu việc này duy trì trong thời gian dài sẽ làm cột sống thoái hóa dần, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh càng cao. Khuân vác các vật nặng ở tư thế cúi khom người thì tải trọng tác động lên cột sống sẽ cao hơn khi bê vật nặng ở tư thế thẳng đứng.
2.5. Làm việc quá sức gây gai cột sống
Khi các cơ của bạn làm việc quá tải thì nó sẽ dần suy yếu và không thể giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân… Vì thế đừng nên làm việc quá sức mà hãy cho mình có thời gian vận động, giải lao phù hợp.
2.6. Thường xuyên sử dụng chất kích thích
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, đồ uống có cồn, hút thuốc lá,… làm giảm khả năng hấp thụ canxi, làm tăng độ giòn của xương, gây ra các bệnh về xương khớp và đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh gai cột sống
2.7. Chế độ ăn uống không hợp lý
Nhiều người lầm tưởng rằng chế độ ăn uống không ảnh hưởng gì đến hệ xương khớp. Nhưng trên thực tế thì việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp của người bệnh. Hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý bằng các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, nhiều rau xanh và hoa quả.
3. Thói quen tốt giúp bạn phòng tránh gai cột sống hiệu quả
3.1. Thường xuyên vận động
Khi cơ thể làm việc quá lâu ở một tư thế sẽ dễ gây nên trạng thái mệt mỏi, đau nhức lưng, mỏi cổ…, Tình trạng này duy trì trong một thời gian dài có nguy cơ dẫn đến mắc bệnh gai cột sống. Vì vậy hãy tạo cho bản thân thói quen cứ sau mỗi 45 phút tập trung làm việc thì dành ra 1 – 2 phút để đi lại, vận động hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng. Điều này giúp giải phóng cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi, nâng cao hiệu quả công việc và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.
3.2. Ngồi làm việc đúng tư thế
Ngồi làm việc không đúng tư thế sẽ khiến cho cơ thể dễ rơi vào trạng thái tê nhức, co cứng khó chịu dẫn đến các căn bệnh như thoái hóa cột sống, đau vai gáy, gai cột sống,…
Vì vậy, nên tập cho mình thói quen ngồi làm việc đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, không ngồi ở một tư thế quá lâu và cho mình thời gian giải lao để đi lại, vận động, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng.
3.3. Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đều đặn
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao sẽ nâng cao được sức khỏe, khiến cho cơ thể năng động, dẻo dai. Đồng thời việc luyện tập thể dục đều đặn khiến quá trình lão hóa diễn ra chậm hơn, giúp xương chắc khỏe hơn và có thể giảm nguy cơ mắc phải các căn bệnh về xương khớp.
3.4. Chế độ ăn uống hợp lý
Khi càng có tuổi, xương sẽ ngày càng lão hóa và yếu hơn bởi thiếu canxi. Vì vậy ngay từ bây giờ bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, các vitamin cần thiết trong mỗi bữa ăn hàng ngày để đảm bảo có một cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai, phòng tránh được bệnh gai cột sống.
3.5. Giữ tinh thần luôn được thoải mái
Căng thẳng, không thoải mái sẽ làm cơ thể luôn ở trong trạng thái mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh gai cột sống, đau xương khớp. Do đó, phải luôn chú ý giữ tinh thần thoải mái nhất có thể.
3.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ có vai trò rất quan trọng. Bạn có thể kiểm soát được sức khỏe của mình hiện đang trong tình trạng nào, đồng thời có thể phát hiện ra nhiều căn bệnh ở giai đoạn sớm, từ đó có phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Tạo ngay cho mình những thói quen tốt có lợi cho sức khỏe và loại bỏ ngay những thói quen xấu vừa nêu trên để phòng tránh căn bệnh gai cột sống bạn nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và dẻo dai.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt