Phát hiện và phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Ngày nay, sự phụ thuộc vào công nghệ cao kéo theo nhiều bệnh lý có xu hướng trẻ hóa. Một trong số đó phải kể đến thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ gây ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin y khoa hữu liên quan đến chứng bệnh thoái hóa đốt sống ở nhóm người trẻ tuổi.
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa đốt sống cổ có thể được định nghĩa như thế nào?
Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh khá phổ biến, mạn tính, thời gian phát hiện bệnh khá lâu, tiến triển chậm, hay gặp ở nhóm tuổi trung niên từ 40 – 50. Tổn thương cơ bản khi mắc là thoái hóa sụn khớp hoặc đĩa đệm ở đốt sống cổ.
Vì sao thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ lại phổ biến?
Chưa đầy một thập kỷ trước, tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến nhóm tuổi trung niên. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng tăng ở những người trẻ tuổi, vậy lý do là gì?
-
- Thứ nhất, ở nhóm đối tượng là nhân viên văn phòng, phải làm việc với máy tính trong suốt thời gian dài, giữ một tư thế đang gõ văn bản cùng các cơ bắp cũng hoạt động trong trạng thái căng thẳng. Ngồi lâu, thiếu ngủ cộng thêm chế độ ăn uống không đều đặn, đó là những lý do gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ.
- Thứ hai, khối lượng công việc nhiều, áp lực lớn, ít vận động,… Gây ra rối loạn tuần hoàn máu, cuối cùng gây viêm cơ, kích thích cơ bắp, làm cơ bắp căng thẳng hơn, cuối cùng dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Thứ ba, thường xuyên làm những công việc nặng nhọc như bê vác, khuân đồ nặng, gây nên các tổn thương vùng cổ và vai gáy dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
- Thứ tư, do thói quen, tư thế ngồi làm việc không đúng cách, ngồi lệch không đúng với cấu trúc xương làm cong vẹo và lâu dần sẽ thoái hóa đốt sống cổ.
- Thứ năm, do ngủ sai không đúng tư thế, việc nằm gối quá cao hay đệm quá mềm, quá lún cũng là lý do gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
- Thỉnh thoảng bị vẹo ở cổ, thực hiện động tác thường bị vướng và đau.
- Đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay một bên hoặc hai bên. Đau còn kéo dài ra tai, cổ sau đó đau lan lên đầu, gây nhức vùng chẩm, trán.
- Khi thời tiết lạnh, bệnh có xu hướng đau nhiều hơn, kết hợp với một tư thế nằm không đúng vào ban đêm thì có thể gây cứng cổ hoặc vẹo cổ vào ngày hôm sau. Một vài người đau vùng gáy, một số trường hợp khác đau cả mảng đầu sau, rồi lan dần sang mảng đầu bên phải. Đau liên tục, khó thực hiện động tác xoay đầu sang trái phải, bất tiện khi thực hiện công việc cũng như sinh hoạt.
Ngoài ra, đau lâu ngày còn có khác triệu chứng khác đi kèm như
- Tê tay, tê chi trên, đau đầu, chóng mặt,ù tai, mất ngủ, ngủ hay mơ nhiều.
- Mệt mỏi, yếu cơ, tay chân lạnh, đau lưng.
- Nhìn vào toàn bộ cơ thể của những người trẻ tuổi này: Tóc khô, mặt xỉn màu, lưỡi có màu vàng và nhờn.
- Đây hoàn toàn không phải là tinh thần của một cơ thể khỏe mạnh.
3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh
Nghề nghiệp
Những người thường xuyên làm việc trong tư thế cúi đầu, vùng cổ cử động nhiều, cường độ lao động cao, làm dài ngày không nghỉ, ít đổi tư thế, thâm niên lao động cao thì dễ bị thoái hóa đốt sống cổ. Ở những công việc như người đi cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn,… Đây cũng là bệnh thường gặp đối với những người làm việc văn phòng do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.
Tiền sử chấn thương vùng cổ
Việc chấn thương vùng cổ trước đây cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ.
Yếu tố di truyền
Những trường hợp có người thân từng mắc căn bệnh này thì ít nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh hơn những trường hợp mà trong gia đình không có người mắc bệnh này.
4. Các chẩn đoán xác định bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
Hiện nay vẫn chưa có tiêu chuẩn xác định bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Các chẩn đoán cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó:
- Đau tại vùng cột sống cổ có các triệu chứng kể ở trên.
- X – quang cột sống cổ có các triệu chứng của thoái hóa: Khoảng cách giữa 2 đốt sống bị hẹp lại, các đốt sống bị xẹp, độ cong bất thường,…
- Cộng hưởng từ hoặc CT – scan: vị trí, mức độ chèn ép thần kinh, các nguyên nhân gây chèn ép như gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm,…
5. Điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ
– Phối hợp luyện tập, thay đổi lối sống kèm theo các biện pháp nội khoa và phục hồi chức năng để bảo vệ cột sống cổ.
– Trong giai đoạn đầu, cải thiện tư thế lưng và cổ bằng cách tập thể dục thường xuyên giúp đẩy lùi tình trạng. Theo nhiều chuyên gia, bơi là bài tập tốt nhất để tăng cường cơ bắp lưng và cổ. Quần vợt và cầu lông cũng có ích, nhưng nếu cơn đau nghiêm trọng thì nên tập vật lý trị liệu.
– Áp dụng các liệu pháp giảm đau theo mức độ nhẹ đến nặng, không nên sử dụng dài ngày, các thuốc điều trị nội khoa hay dùng:
+ Paracetamol: Là lựa chọn ưu tiên cho hiệu quả điều trị mong muốn và an toàn. Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với nhóm giảm đau trung ương như Codein, dextropropoxyphen,…
+ Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid liều thấp: Các dạng kinh điển (diclofenac, Ibuprofen,…) hoặc các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 như Celecoxib. Lưu ý khi dùng nhóm thuốc này cần cẩn trọng với bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa, tim mạch hoặc bệnh thận mạn. Các thuốc này có thể dùng ở dạng dùng ngoài bôi da hoặc đường uống.
+ Thuốc giãn cơ: Như Cyclobenzaprine, giúp giảm sự co cơ nhờ đó sẽ làm giảm đau.
+ Glucocorticoid: Sử dụng với một liệu trình ngắn như một loại tiên dược giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nặng, tiêm Corticoid là việc cần thiết. Tuy nhiên, không nên tiêm quá 3 lần trên cùng một khớp trong một năm và phải có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
6. Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ như một bệnh nghề nghiệp, vì vậy phòng bệnh đóng vai trò rất cần thiết:
- Những người làm việc văn phòng, hoạt động với máy tính, điện thoại nhiều, cần tập thói quen bảo vệ cột sống cổ ngay tại nơi làm việc bằng những động tác đơn giản hoặc thường xuyên thay đổi tư thế. Không ngồi quá lâu.
- Thường xuyên xoa bóp vùng cổ, không nên quá gắng sức để làm việc. Cần cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng như chế độ ăn, ngủ, nghỉ hợp lý. Hạn chế tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ .
- Khi ngủ cần thay đổi tư thế thường xuyên, tránh việc chỉ nằm quen một tư thế rất dễ dẫn đến vẹo cổ. Không nằm gối đầu quá cao.
- Cần đảm bảo bàn ghế làm việc có kích thước phù hợp, màn hình máy tính đặt ngay tầm mắt. Ngồi đúng 1 thế: Lưng thẳng, khuỷu tay tạo một góc 90 độ với cơ thể, cánh tay đặt 2 bên, cổ tay thẳng, lưng thẳng, 2 chân chạm sàn. Làm việc tầm 1 – 2 tiếng thì nên đứng dậy thư giãn, xoa bóp vùng cổ, vai và lưng.
- Không đội vật nặng lên đầu, không dùng tay bẻ cổ lúc mỏi vì sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ. Không ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu; đi tàu xe đường dài thì nên trang bị thêm gối để tựa đầu và tựa lưng.
- Luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân, nếu phát hiện những cơn đau bất thường, tốt nhất là đến bệnh viện để nhận những lời khuyên tốt nhất từ bác sĩ.
Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là một bệnh lý cần được phát hiện sớm và kịp thời. Triệu chứng bệnh có thể diễn tiến rất khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và hoạt động cơ thể. Hiểu biết về bệnh sẽ giúp bản thân mỗi người tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau. Hãy trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh bằng cách theo dõi các bài viết trên website của chúng tôi nhé.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt