Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả?
Thoái hóa cột sống cổ là căn bệnh xương khớp rất phổ biến trong xã hội hiện đại. Khi mắc phải, bệnh sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho người bệnh. Vậy thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm như thế nào? Làm thế nào để điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả? Hãy cùng nghiên cứu và tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem ngay >>> Giải đáp: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì kiêng ăn gì?
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm như thế nào?
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh thường gặp. Theo các chuyên gia thì tỷ lệ mắc ở nam và nữ là tương đương nhau. Bệnh không chỉ gặp ở người già mà những người trẻ tuổi thường xuyên làm việc văn phòng phải ngồi lâu hay cúi người, những người hay phải sử dụng đầu và cổ để vận động cũng rất dễ mắc bệnh. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều đến vùng đầu và cổ, gây ra nhiều khó khăn trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh mãn tính không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi mắc bệnh nó sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau nhức vùng cổ, căng thẳng, mệt mỏi. Nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
1.1. Biến chứng rối loạn tiền đình
Đây là một biến chứng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Các chuyên gia chỉ ra rằng, khi bị thoái hóa cột sống cổ nó sẽ tác động và làm tổn thương lỗ tiếp hợp và gây rối loạn chức năng tiền đình. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ. Thậm chí, người bệnh có thể ngất xỉu vì choáng váng, đầu óc quay cuồng.
1.2. Biến chứng hẹp ống sống
Khi bị thoái hóa cột sống cổ thì khu vực bị thoái hóa sẽ xuất hiện các gai xương dẫn đến không gian tủy sống bị thu hẹp và cuối cùng là gây ra hẹp ống sống, tác động lên dây thần kinh. Lúc này, người bệnh thường xuyên bị tê bì, yếu chân tay và toàn thân. Bệnh có thể gây bại liệt nếu không được điều trị sớm.
1.3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm
Theo thời gian thoái hóa cột sống cổ sẽ gây ra tình trạng đĩa đệm bị thoát vị. Quá trình điều trị sẽ rất khó khăn và các vấn đề sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Nguy cơ bạn sẽ bị rối loạn cảm giác và đi tiểu không tự chủ. Thậm chí, nếu dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, người bệnh có thể bị liệt, mất khả năng đi lại.
Đối với những biến chứng của bệnh kể trên thì việc cần điều trị sớm là rất cần thiết. Bất kể phương pháp điều trị nào được lựa chọn thì mục tiêu cũng là giảm tổn thương dây thần kinh, giảm đau, giữ nguyên các hoạt động bình thường của cột sống cổ và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Một số biện pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ
2.1. Biện pháp điều trị áp dụng khi bệnh ở giai đoạn nhẹ
Một trong những nguyên nhân phổ biến của thoái hóa cột sống cổ là do phải duy trì một tư thế làm việc quá lâu. Do đó, để đẩy lùi các triệu chứng đau do chứng thoái hóa, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp đơn giản tại chỗ như gập cổ, xoay cổ hay các bài thuốc dân gian.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài tập vận động
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì bạn chỉ cần một vài động tác đơn giản là có thể giải quyết được vấn đề của thoái hóa cổ:
- Tư thế chuẩn bị: bạn có thể ngồi hoặc đứng
- Giữ thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước
- Hơi quay đầu ra sau, giữ tư thế này trong 1-2 phút
- Cúi đầu nhẹ, giữ nguyên tư thế trong 1-2 phút
- Lặp đi, lặp lại động tác trong vòng khoảng 15 đến 20 phút, bạn có thể cảm nhận thấy cơn đau sẽ thuyên giảm và dần dần mất đi.
- Thực hiện các động tác này ở bất cứ đâu mà bạn cảm thấy thoải mái và thuận tiện. Mỗi ngày tập khoảng 15-20 lần.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng bài thuốc dân gian
Bạn cũng có thể thực hiện điều trị thoái hóa cột sống cổ tại nhà với một số bài thuốc dân gian đơn giản như:
- Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng lá lốt: Người bệnh sử dụng khoảng 200g lá lốt, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng cùng với 1-2 thìa cà phê muối. Đổ ra và cho vào một mảnh vải nhỏ. Tiếp theo, chườm từ 15 – 20 phút lên vị trí bị thoái hóa. Phương pháp này có tác dụng làm giãn cơ, dây chằng và giảm kích thích thần kinh dẫn đến giảm đau.
- Chữa thoái hóa cột sống cổ bằng ngải cứu: Kết hợp ngải cứu và lá lốt để điều trị giảm đau. Người bệnh chỉ cần đun sôi hỗn hợp hai loại nguyên liệu trên và uống 2 lần/ngày.
2.2. Biện pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn nặng
Nếu đã thực hiện nhiều lần các biện pháp đơn giản trên mà không thấy bệnh thuyên giảm mà còn tăng thêm, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được áp dụng các biện pháp điều trị hiện đại như:
- Dùng thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ
- Thực hiện vật lý trị liệu để giảm đau
- Phẫu thuật (nếu cần thiết)
3. Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ như thế nào?
Để phong ngừa thoái hóa cột sống cổ bạn có thể thực hiện một số biện pháp để giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn
3.1. Tăng cường vận động
- Tập thể dục sớm (đặc biệt với những người có nguy cơ cao)
- Ưu tiên thực hiện các bài tập đặc biệt để cải thiện và nâng cao tính linh hoạt của cột sống cổ
- Có chế độ luyện tập phù hợp với sức khỏe, không nên tập nặng để tránh tổn thương tủy sống.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cột sống nói chung và cột sống cổ nói riêng. Bạn nên:
- Bổ sung các loại thực phẩm nhiều khoáng chất, vitamin, canxi để giúp xương chắc khỏe.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích để tránh tác động xấu đến hệ xương khớp nói chung và cột sống cổ nói riêng.
3.3. Nghỉ ngơi hợp lý
Nếu bạn muốn quá trình lão hóa xương khớp diễn ra chậm thì nên:
- Thường xuyên đi ngủ sớm
- Không làm việc trong thời gian quá dài
- Tạo cho mình một tinh thần thoải mái, vui tươi
Trên đây là một số thông tin để giúp bạn trả lời được câu hỏi thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không và kiến thức liên quan đến các phương pháp điều trị, dự phòng thoái hóa cột sống cổ.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt