Tại sao bị gai cột sống? 3 phương pháp điều trị bệnh hiện nay

Bị gai cột sống không chỉ còn là bệnh của người cao tuổi, hiện nay bệnh xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi. Bởi vì nguyên nhân không chỉ vì thoái hóa do quá trình lão hóa tự nhiên mà còn vì những nguyên nhân khác như: di truyền, chấn thương và một số nguyên nhân khác. Hiểu biết đúng về bệnh sẽ giúp chúng ta có “ứng xử” phù hợp với bệnh.

1. Bị gai cột sống do đâu?

Hiện tượng “mọc” thêm của xương trên đốt sống, của đĩa sụn và của dây chằng quanh khớp thì được gọi là gai đốt sống. Phần xương mọc ra thường ở hai bên hoặc mặt ngoài của đốt sống lưng.

Ban đầu, sự xuất hiện của các gai xương nhằm làm giảm áp lực lên các đốt bị tổn thương vì nó làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các đốt sống khi các đốt sống đang bị giảm chức năng. Thế nhưng gai xương không ngừng phát triển, khi nó to lên và dài ra thì nó sẽ tác động gây chèn ép thần kinh và các dây chằng. Vì lý do đó mà gây nên cảm giác đau nhức đối với người bệnh.

Bị gai cột sống là tình trạng xương mọc thêm ra từ các đốt sống

1.1. Bị gai cột sống do viêm khớp cột sống mãn tính

Người bị viêm cột sống mạn tính thì thời gian dài sẽ làm cho phần sụn bị mòn dần. Từ đó khiến bề mặt của nó trở ngày càng trở nên nên thô ráp. Thậm chí còn được mô tả là xù xì. Các bề mặt thường xuyên cọ xát  lên nhau nên mức độ bào mòn càng nghiêm trọng. Để điều chỉnh, cơ thể tự mọc ra các gai xương để đảm bảo mức độ vững chắc của xương sống.

1.2. Bị gai cột sống do sự lắng đọng canxi tại dây chằng

Khi lớn tuổi, cơ thể lão hóa. Lúc này canxi lắng đọng. Vị trí lắng đọng thường xuất hiện tại xương đốt sống. Canxi cũng có thể lắng đọng tại đĩa sụn. Người ta còn nhận thấy canxi lắng cặn ở cả các dây chằng quanh khớp. Sự lắng đọng của canxi gây nên tình trạng mất nước và biến đổi các chất. Từ đó sụn khớp  rất dễ bị vôi hóa.

1.3. Bị gai cột sống do chấn thương

Một số trường hợp không may bị tai nạn hoặc chấn thương làm ảnh hưởng xấu đến xương, hoặc khớp cột sống. Vì thế cơ thể đã tạo nên các gai cột sống.

1.4. Bị gai cột sống do ăn uống không khoa học

Ngoài những nguyên nhân trên, chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguy cơ gây nên gai cột sống. Chẳng hạn như: sử dụng quá nhiều chất béo, sử dụng nhiều đường, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá/thuốc lào và sử dụng các chất kích thích khác.

2. Triệu chứng gai đốt sống như thế nào?

Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh gần như không biết vì biểu hiện khó nhận biết. Thế nhưng khi các xương cọ sát với nhau hoặc cọ sát với dây chằng hoặc rễ thần kinh thì người bệnh bắt đầu thấy đau nhức. Mức độ đau tăng lên khi bệnh nặng hơn. Vị trí đau thường là ở vai, lưng, cổ. Ngoài cảm giác đau, người bệnh có thể bị tê tay.

Những triệu chứng thường gặp của người bị gai đốt sống:

  • Đau khi đứng hoặc di chuyển ở vùng cổ, thắt lưng.
  • Cổ lan sang hai tay, lưng lan xuống hai chân là biểu hiện đau của người bị gai đốt sống.
  • Gai đốt sống gây ra tình trạng cơ thể mất cân bằng.
  • Một số trường hợp đau nửa đầu; nhóm khác lại có hiện tượng đau buốt lên đỉnh đầu.
  • Có người thậm chí có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và mất ngủ.
Đau là triệu chứng điển hình khi bị gai cột sống

Nghiêm trọng hơn đối với các trường hợp bị gai cột sống kèm bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh chèn ép lên các rễ thần kinh. Sau một thời gian dài sẽ có nguy cơ bị bại liệt một hoặc cả hai cánh tay. Thậm chí rối loạn cảm giác của cả tứ chi.

Để biết chính xác bệnh, người bệnh nên đi chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI),… các vị trí đau.

3. Một số phương pháp điều trị bệnh gai đốt sống

Gai đốt sống có thể điều trị khỏi khi phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh nhẹ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ; chế độ ăn và tập luyện phù hợp. Nhưng nếu phát hiện muộn, bệnh nặng đặc biệt có kèm bệnh lý khác (như thoát vị đĩa đệm) thì rất khó điều trị. Có những trường hợp bị liệt vĩnh viễn. Do đó đã bị gai đốt sống thì xác định “sống chung” với bệnh suốt đời.

3.1. Điều trị bệnh gai cột sống bằng tây y

Bị gai cột sống, người bệnh giảm chất lượng cuộc sống. Cơn đau nhức kéo dài, hạn chế vận động. Bệnh không điều trị kịp thời nguy cơ biến chứng nặng dẫn đến liệt hay nghiêm trọng hơn là đe dọa tính mạng.

Sử dụng thuốc tây là biện pháp được người bệnh sử dụng phổ biến nhất trong điều trị gai cột sống. Sở dĩ thuốc tây được sử dụng phổ biến do nó có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc hoặc không tuân thủ điều trị thì có thể dẫn đến nhờn thuốc. Mặt khác, thuốc có tác dụng phụ lên gan, thận. Tuy  nhiên cũng có thể kể ra đây một vài loại thuốc để người đọc tham khảo:

  • Paracetamol hay Ibuprofen nhằm tác dụng chống viêm và giảm đau;
  • Thuốc giãn cơ giúp cắt cơn đau nhanh;
  • Vitamin nhóm B để hỗ trợ quá trình phục hồi;
  • Thuốc tiêm steroid có tác dụng giảm đau nhanh, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên cần có chỉ định và hướng dẫn bác sĩ, cần thiết bác sĩ sẽ thực hiện theo dõi nghiêm ngặt. Sở dĩ như vậy cũng là để tránh những tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuộc.

3.2. Điều trị bệnh gai cột sống bằng thuốc nam

Điều trị gai cột sống bằng lá lốt:  Chuẩn bị nửa cân lá lốt, tiếp đến là rửa sạch rồi để ráo nước. Tiến hành: cho lá lốt vào ấm, đổ nước vừa đủ. Đun nhỏ lửa đến khi cô cạn lại còn 1 bát con nước thì tắt bếp. Cuối cùng chắt lấy nước. Sử dụng uống hằng ngày. Cần phải uống liên tục tối thiểu một tuần thì các cơn đau sẽ được thuyên giảm rõ rệt.

Lá lốt tốt cho người gai cột sống

Điều trị gai cột sống bằng ngải cứu: Chuẩn bị 300g ngải cứu và 20ml mật ong. Tiến hành: Ngải cứu rửa sạch rồi đem vào cối giã nhuyễn. Tiếp đó cho ra bát. Tiếp tục cho mật ong vào trộn đều. Đổ thêm ít nước rồi chia thành 2 phần. Sử dụng bằng cách uống sáng và tối.

3.3. Bài tập chữa gai cột sống

– Tư thế cánh cung: Nằm sấp, thả lỏng cơ thể, gập 2 chân, 2 tay nắm 2 mắt cá chân. Tiếp đến, nâng ngực và nâng chân lên khỏi mặt sàn. Tiếp tục giữ tư thế này 15 giây rồi hạ xuống.

– Bài tập với khăn tắm: Sử dụng khăn tắm để cuộn tròn rồi đặt xuống dưới cổ hoặc thắt lưng (tùy vị trí đau). Sau đó nằm thư giãn sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Người bị  gai cột sống sẽ có chất lượng cuộc sống thấp do những cơn đau hành hạ. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể biến chứng gây liệt. Do đó cần phát hiện sớm bệnh thông qua khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như có chế độ ăn và tập luyện phù hợp.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7