Thoái hóa cột sống bệnh có nguy hiểm không?

Cột sống được kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu, có vai trò như 1 trục hỗ trợ cân nặng của cơ thể và có chức năng bảo vệ các dây thần kinh cột sống. Cột sống được tạo thành từ các đốt xương xếp chồng thành khối, ngăn cách bởi một lớp đệm được gọi tắt là đĩa đệm, giúp hấp thu các chấn động lên cột sống.

Cột sống được chia thành 3 KV gồm 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực T1-T2, 5 đốt sống thắt lưng L1-L5. Trong đó, phần cổ và thắt lưng là 2 bộ phận dễ bị thoái hóa nhất trên cơ thể.

Nguyên nhân gì gây ra thoái hóa cột sống?

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống, nhưng chia làm 2 loại nguyên nhân chính:

Nguyên nhân gì gây ra thoái hóa cột sống?
Nguyên nhân gì gây ra thoái hóa cột sống?

+ Nguyên nhân (nguyên phát)

Qúa trình lão hóa của cơ thể là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Tuổi tác càng tăng thì đồng nghĩa với cấu trục cột sống bị hư hịa trầm trọng như: địa đệm mất nước, dây chằng bị xơ hóa, mô sụn bị hao mòn..

Qúa trình lão hóa diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào lối sống, sinh hoạt của mỗi người. Một số người khi mới 30-35 tuổi đã có những dấu hiệu lão hóa, nhưng có những người 50-60 tuổi xương khớp vẫn chắc khỏe.

+ Nguyên nhân (thứ phát)

Một vài nguyên nhân tác động trực tiếp bên ngoài vào cơ thể gây nên những chấn thương ảnh hưởng đến cột sống dẫn đến việc thoái hóa cột sống sớm như:

  • Chấn thương cột sống do ngã, tai nạn không được điều trị dứt điểm
  • Thừa cân, béo phì tặng trọng lượng cơ thể lên cột sống dẫn đến quá trình thoái hóa.
  • Ngồi nhiều hay lao động nặng nhọc, ngủ sai tư thế thường xuyên khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý.
  • Sư dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá thường xuyên.. ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều đồ dầu mỡ, chiên xào, ..
  • Tập luyện thể dục, thể thao quá sức không đúng phương pháp cũng là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa cột sống.

Triệu chứng thoái hóa cột sống là gì?

Tùy thuộc vào vì trí thoái hóa cổ hay thắt lưng mà triệu chứng sẽ khác nhau. Thông thường thoái hóa cột sống sẽ chia thành 2 loại:

+ Thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng âm ỉ dài trong nhiều ngày liên tiếp
  • Các cơn đau tăng khi người bệnh ngồi trong thời gian dài hay thực hiện những thao tác bưng vác nặng.
  • Khi thoái cột sống ở giai đoạn nặng, các cơn đau có thể lan xuống chân, gây tê liệt khó khăn trong việc di chuyển, đi lại của người bệnh

+ Thoái hóa cột sống cổ

  • Mất cảm giác đôi tay, tê, yếu bả vai, cánh tay, ngón tay.
  • Đau nhức cổ, cứng cổ khó khăn khi vận động cổ: Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng kéo dài trong vài ngày.

Bệnh lý xuất phát do thoái hóa cột sống gây ra

+ Đau dây thần kinh toạ

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ lưng dưới qua mặt sau của 2 chân đến ngón chân. Nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa là do đĩa đệm thoạt vị chèn.

+ Gai cột sống

Qúa trình thoái hóa cột sống diễn ra sẽ khiến đĩa đệm bị xẹp lún, dây chằng bị chùng giãn, cơ thể thể tăng cường lực canxi để dây chằng theo cơ chế điều hòa, khiến canxi  lắng đọng hình thành gai xương.

Thóai hóa cột sống nguy hiểm như thế nào?

Thóai hóa cột sống là bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không điều trị dứt điểm. Bệnh để lại những biến chứng khó lường, đe dọa việc khả năng đi lại của người bệnh.

Thóai hóa cột sống nguy hiểm như thế nào?
Thóai hóa cột sống nguy hiểm như thế nào?

+ Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

  • Rối loạn cảm giác, liệt một hoặc 2 tay.
  • Rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột khi dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép.
  • Rối loạn tiền đình gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, chán ăn.
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật, dẫn đến đại tiểu tiện không kiểm soát.

+ Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Biến dạng cột sống, gù vẹo cột sống.
  • Tê liệt, yếu 2 chi, mất dần khả năng vận động.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống như thế nào?

Thoái hóa cột sống là quá trình tự nhiên không thể ngăn chặn nhưng có thể làm chậm bằng cách thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao.

+ Chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hằng ngày như Canxi vitamin D, vitamin K ,vitamin C,…
  • Bổ sung Glucosamine từ các loại thực phẩm chức năng.
  • Uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
  • Không dùng các chất kích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê.
thoai-hoa-cot-song-benh-co-nguy-hiem-khong-2
Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

+ Thói quen sinh hoạt & luyện tập

  • Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, chú ý điều chỉnh tư thế, giảm các áp lực dồn lên cột sống.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi nhiều, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý
  • Cân bằng cuộc sống, hạn chế stress & căng thẳng.

Khi nhận thấy các cơn đau bất thường ở cột sống, người bệnh nên nhanh chóng đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7