Thoái hóa cột sống có phải là vấn đề đáng lo ngại?

Thoái hóa cột sống không còn là căn bệnh xa lạ với chúng ta hiện nay. Bệnh này ảnh hưởng đến hệ xương khớp của cơ thể gây ra những khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy căn bệnh này nguy hiểm mức độ nào và có dễ điều trị hay không?

1. Thoái hóa cột sống 

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cột sống con người được cấu tạo như thế nào. Cột sống bắt đầu từ hộp sọ cho đến xương chậu đóng vai trò như một chiếc trục giúp cơ thể trụ vững, bảo vệ dây thần kinh cột sống. Cột sống của chúng ta có 3 đường cong tự nhiên với dáng hình giống chữ S giúp phân bổ trọng lực của cơ thể, giảm áp lực cho cột sống.

Cột sống chúng ta là những đường cong tự nhiên giúp phân tán trọng lực và giảm áp lực cho cột sống

Cột sống được tạo nên từ những đốt xương xếp chồng tựa hình khối và ngăn cách nhau bởi lớp đĩa đệm có tác dụng hỗ trợ hấp thụ những chấn động gây nên ở cột sống.

Cột sống được phân thành 3 khu vực gồm có 7 đốt sống cổ C1 – C7 và 12 đốt sống ở ngực T1 – T2 và đốt sống ở thắt lưng L1 – L5. Tuy nhiên cổ và thắt lưng là 2 khu vực chủ yếu bị thoái hóa.

Đây là căn bệnh mãn tính khi diễn ra tình trạng thoái hóa ở đĩa đệm và khớp xương hoặc xương phát triển ở trên đốt của cột sống. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân bị đau, giảm thiểu chức năng vận động bởi dây thần kinh cùng các chức năng khác bị tác động xấu.

Thoái hóa cột sống là loại bệnh mạn tính khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày

Theo số liệu mà Viện phẫu thuật chỉnh hình của Hoa Kỳ cho thấy rằng có đến hơn 85% người trên 60 tuổi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Thoái hóa cột sống ở thắt lưng xuất hiện ở những vùng khác nhau ở cột sống:

  • Gai cột sống ngực tác động lên phần giữa cột sống.
  • Thoái hóa cột sống ở thắt lưng tác động đến phần lưng dưới.
  • Những ngạnh khớp xương nhú ra tác động lên nhiều vùng khác nhau của cột sống.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống

2.1. Nguyên nhân nguyên phát

Quá trình lão hóa tự nhiên ở con người là điều không thể nào tránh được. Khi tuổi tác ngày càng già đi, hệ thống cấu trúc cột sống bị hư hại nghiêm trọng: đĩa đệm thiếu nước, bao xơ dễ rách, hệ thống dây chằng bị xơ hóa, mô sụn bị hao mòn,…

Quá trình lão hóa tự nhiên là nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống

Tốc độ của quá trình thoái hõa diễn tiến phụ thuộc vào lối sống, chế độ sinh hoạt của mỗi cá nhân. Có những người bị thoái hóa ngay ở độ tuổi 30 – 35 thế nhưng có những người trong độ tuổi 50 – 60 xương khớp vẫn còn linh hoạt, chắc khỏe.

2.2. Nguyên nhân thứ phát

  • Người thân trong gia đình cũng mắc bệnh tương tự.
  • Người béo phì hay thừa cân.
  • Lối sống thiếu khoa học, lười vận động, tập luyện.
  • Trải qua chấn thương hoặc các đợt phẫu thuật cột sống.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, dùng rượu bia
  • Tính chất công việc thường xuyên làm việc nặng nhọc, khuân vác gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Tiền sử mắc viêm khớp vảy nến.
  • Gặp vấn đề trong sức khỏe tâm thần: lo lắng, bất an, trầm cảm.
  • Thực đơn hằng ngày không cung cấp đủ canxi, magie,…

3. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống

Triệu chứng phổ biến nhất chính là những cơn đau diễn ra thường xuyên và kéo dài. Cơn đau sẽ biến chuyển từ âm ỉ đến dữ dội kèm theo tình trạng chán ăn, mất ngủ, sụt cân, làm việc không đạt hiệu quả,… Thậm chí xuất hiện tình trạng mất kiểm soát hoạt động ở bàng quang và ruột.

Đau là triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị thoái hóa ở cột sống

3.1. Thoái hóa cột sống cổ

  • Đau nhức và bị cứng ở cổ, gặp khó khăn lúc vận động cổ, cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, kéo dài,… Biểu hiện đau sẽ lan ra vai và cả cánh tay.
  • Tê, yếu, liệt ở bả vai, cánh tay thậm chí là mất cảm giác ở bàn tay.
  • Nấc, ngáp, nhức đầu, chóng mặt khi bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2.

3.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng

  • Cơn đau âm ỉ kéo dài.
  • Mức độ đau tăng dần khi bệnh nhân ngồi lâu, thực hiện những tư thế xoay người hay nâng đồ vật.
  • Khi bệnh biến chuyển nặng, các cơn đau sẽ lan đến chân, khiến bệnh nhân bị tê, yếu chân, hạn chế trong việc đi lại.

4. Biến chứng thoái hóa cột sống gây ra là gì?

4.1. Thoái hóa cột sống cổ

Nếu chồi xương và những khối lồi bị thoát vị lớn lên sẽ làm chèn ép nặng nề lên tủy sống cổ. Dựa vào hướng phát triển của những mõm gai cột sống cùng những khối lồi đĩa đệm sẽ gây ra những biến chứng khác nhau:

4.1.1. Hội chứng cổ – tủy sống

Tình trạng này xảy ra khi những chồi xương gai và những khối lồi đĩa đệm lớn lên theo các hướng ra 2 bên hay sau – bên. Trong một vài trường hợp ít gặp, gai xương sẽ lớn lên theo hướng trung tâm của cột sống hay cạnh – trung tâm cột sống khiến tủy bị chèn ép. Bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác, liệt chi hay bán thân.

4.1.2. Hội chứng cổ – nội tạng

  • Hội chứng cổ – tim: nếu cấu trúc bị sai lệch gây chèn ép dây thần kinh điều khiển tim sẽ xuất hiện những vấn đề nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, cơn đau tim đột ngột lan ra cả vùng ngực.
  • Hội chứng cổ – túi mật: xuất hiện bởi tác động của cơ thể.
  • Thoái hóa cột sống cổ dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật vùng cổ.

4.1.3. Gây thiếu máu não

Tình trạng thoái hóa ở đốt sống cổ sẽ gây đè ép vào rễ dây thần kinh làm cản trở quá trình lưu thông của máu bị tắc nghẽn hoặc lưu thông kém. Từ đó khiến cho quá trình đưa máu lên não bị gián đoạn gây ra thiếu máu não.

Thiếu máu não là một trong những biến chứng nguy hiểm mà thoái hóa đốt sống cổ gây ra

Tình trạng cơ thể thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ có thể xuất phát từ tình trạng thiếu máu và oxy cần thiết. Khi đến mức độ nặng hơn bệnh này sẽ gây ra tình trạng ngất xỉu, bị xuất huyết não thậm chí là đột quỵ.

4.2. Thoái hóa cột sống thắt lưng

Đối với thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh nhân có thể gặp một trong những biến chứng sau đây:

  • Gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, gây ra những cơn đau nhức từ thắt lưng lan xuống bàn chân.
  • Cột sống bị biến dạng, gù lưng, vẹo cột sống.
  • Teo cơ, bại liệt và mất khả năng tự vận động.

Thoái hóa cột sống là căn bệnh gây ra nguy hiểm cho con người nếu như không được can thiệp điều trị sớm. Hãy chủ động trong việc phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7