Thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Theo các chuyên gia cho biết, thoái hóa cột sống là một trong những hệ quả tất yếu của việc lão hóa tự nhiên ở cơ thể người. Bệnh thường gặp nhiều ở các đối tượng người trung niên, người già. Tuy nhiên, ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến hiện tượng trẻ hóa, khiến khiến tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang ngày một tăng lên. Vậy thoái hóa cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị thế nào? Các bạn hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ y khoa, mô tả những bất thường của cột sống và các tổ chức liên quan. Về cơ bản thì đó là trạng thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống. Đồng thời, nó cũng thể hiện một phần dây chằng tại khu vực này bị suy yếu. Chính những bất thường này khiến cho cột sống và sụn cột sống bị giảm khả năng chịu lực, giảm sự đàn hồi…

thoai-hoa-cot-song_1
Hình ảnh thoái hóa cột sống

Nếu như không có biện pháp ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng này, người bệnh có thể sẽ phải chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Nó có thể là tình trạng tiền đình bị rối loạn, các cơ bị teo yếu, khả năng vận động bị hạn chế hoặc mất hoàn toàn.

Thông thường, tình trạng thoái hóa cột sống sẽ xuất hiện ở các vị trí như: cột sống thắt lưng, cột sống cổ, cột sống ngực. Trong đó, hai vị trí đầu tiên là những vị trí phổ biến nhất trong việc bị thoái hóa.

2. Triệu chứng thoái hóa cột sống là gì?

Để tìm hiểu thoái hóa cột sống là gì, chúng ta cần nắm được các triệu chứng của bệnh. Điển hình như sau:

2.1. Triệu chứng đau

Tùy thuộc vào vị trí bị thoái hóa mà bệnh nhân sẽ bị đau ở các vùng khác nhau. Đau đầu, đau cổ, đau thắt lưng… Các cơn đau có thể là đau cấp tính hoặc đau mãn tính. Đau tại vùng bị thoái hóa và lan sang các vùng kế cận.

thoai-hoa-cot-song_12
Các cơn đau do thoái hóa cột sống

Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường khá chủ quan với những cơn đau này. Chúng xuất hiện và có thể dễ dàng tự mất đi sau một thời gian ngắn hoặc sau khi người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau thông thường.

2.2. Vận động hạn chế

Việc bị đau là một phần nguyên nhân gây ra tình trạng vận động của bệnh nhân bị hạn chế. Phần khác là do cơ cạnh cột sống bị căng cứng, không thể dịch chuyển thuận lợi.

2.3. Các triệu chứng khác

Ngoài ra, khi mắc bệnh, bạn có thể sẽ bị tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, tê bì tay chân, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kém ăn… Ở mỗi vị trí bị thoái hóa có thể sẽ gây ra những triệu chứng không giống nhau. 

3. Nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân thoái hóa cột sống là gì sẽ hỗ trợ phần nào việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Theo các chuyên gia thì về cơ bản chúng bao gồm:

3.1. Do vấn đề tuổi tác

Như đã nói ở trên, căn bệnh này chủ yếu là do quá trình lão hóa tự nhiên. Vì vậy, khi con người ngày một già đi, nguy cơ mắc bệnh cũng ngày một tăng cao. Từ trên 30 tuổi trở đi, vấn đề lão hóa đã bắt đầu nên các biểu hiện của bệnh cũng xuất hiện. Điều này, khiến cho cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh gặp không ít khó khăn.

3.2. Gặp phải các chấn thương

Các chuyên gia khẳng định rằng, khi cột sống bị tác động trực tiếp bởi những lực mạnh và bị tổn thương do các chấn thương là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa. Việc bị thương khiến cột sống suy yếu, dần dần mất đi chức năng và bị thoái hóa.

3.3. Các thói quen xấu trong sinh hoạt

Một số các tư thế quen thuộc của nhiều người trong quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc được cho là rất có hại cho sức khỏe của cột sống. Nó bao gồm việc ngồi gập cổ trong thời gian dài, ngồi gù lưng, kê gối ngủ cao, kẹp điện thoại vào cổ để nghe, bê vác đồ nặng…. 

thoai-hoa-cot-song_13
Thói quen xấu gây thoái hóa cột sống

Chính những thói quen xấu này khiến cho áp lực mà cột sống thắt lưng, cột sống cổ phải chịu tăng lên gấp nhiều lần. Về lâu dài, các đốt sống và những tổ chức liên quan đến chúng như đĩa đệm, dây chằng… bị tác động xấu. Vì vậy mà nguy cơ thoái hóa là hoàn toàn có thể xảy ra.

3.4. Việc ăn uống thiếu dinh dưỡng

Hệ xương khớp nói chung và xương cột sống nói riêng cần những dưỡng chất đặc biệt để phát triển một cách khỏe mạnh, thuận lợi. Ví dụ như canxi, khoáng chất, vitamin… Nếu như nguồn dinh dưỡng mà cơ thể nạp vào bị thiếu hụt những dưỡng chất này thì hệ xương khớp sẽ không thể đảm bảo được chức năng của mình. 

Chúng không thể tái tạo, phục hồi hay sản sinh những tế bào khỏe mạnh hơn thay thế cho các tế bào già nua, yếu ớt. Vì vậy, theo thời gian, hệ xương khớp bị tổn hại, hao mòn, dẫn đến thoái hóa.

3.5. Nguy cơ bị bệnh từ di truyền

Trong thực tế có không ít trường hợp mắc bệnh thoái hóa tại các vị trí cột sống do nguyên nhân di truyền. Họ sinh ra đã bị các vấn đề về xương khớp. Vì vậy, tình trạng lão hóa có thể xuất hiện ngay khi gặp phải những tác động nội sinh hoặc ngoại sinh.

3.6. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc bị một số bệnh như viêm đĩa đệm, u cột sống, rối loạn chuyển hóa… cũng có thể gây ra lão hóa. Từ đó, khiến cột sống bị tổn thương và gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày.

4. Phương hướng điều trị thoái hóa cột sống

Khi đã tiến hành thăm khám bằng những biện pháp chuẩn xác, khẳng định bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định để điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà những phương hướng điều trị có thể khác nhau.

Thông thường một số những biện pháp sẽ được sử dụng như:

4.1. Sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc để chữa thoái hóa cột sống sẽ thực hiện dưới dạng bôi, tiêm và uống. Mục tiêu của phương pháp này là để giảm thiểu các cơn đau cho bệnh nhân. Đồng thời, tác động vào tái tạo và phục hồi các vị trí bị tổn thương.

thoai-hoa-cot-song_14
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa cột sống

Một số những loại thuốc có thể sẽ được chỉ định sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không steroids.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc chữa thoái hóa cột sống bôi ngoài da.
  • Tiêm ngoài màng cứng.

4.2. Sử dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp

Việc trực tiếp can thiệp vào những vùng bị thoái hóa là khá cần thiết để giảm các cơn đau và triệu chứng khó chịu của bệnh. Tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp.

Một số những biện pháp can thiệp thông dụng thường được dùng như:

Biện pháp cấy chỉ

Cấy chỉ là việc đưa vào huyệt đạo chỉ tự tiêu để tạo ra sự kích thích liên tục vào vùng bị tổn thương. Biện pháp này có tác dụng trong thời gian khá dài lại tốn ít chi phí và thời gian nên rất được ưa chuộng sử dụng.

Sử dụng sóng cao tần

Một luồng sóng cao tần với nhiệt độ khoảng 65 độ C sẽ được đưa vào vùng đang tổn thương qua một cây kim. Nó giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng.

Thực hiện phẫu thuật

Phẫu thuật được sử dụng khi bệnh nhân bị đau cột sống trong thời gian dài, bị trượt đốt sống nặng, bị hẹp ống sống… Việc phẫu thuật khá tốn kém và tồn tại nhiều rủi ro nên chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.

Như vậy, trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin với mục đích giải đáp vấn đề thoái hóa cột sống là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thông tin về căn bệnh này.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7