Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Điều trị thế nào hiệu quả?
Hiện nay, thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh không chỉ những người lớn tuổi mới mắc phải. Ngay cả những người chưa đầy 30 tuổi cũng có thể đã phải đối mặt với căn bệnh này. Vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh và đi kiểm tra y tế, điều trị kịp thời rất quan trọng. Các bạn hãy cùng tìm hiểu xem thoái hóa cột sống thắt lưng là gì và những thông tin cơ bản của bệnh qua bài viết sau!
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Các chuyên gia cho biết, đó là tình trạng cột sống và các tổ chức bao quanh cột sống bị biến đổi về hình thái và chức năng. Trong đó, chủ yếu là sự hình thành các gai xương tại vị trị cột sống thắt lưng và tình trạng đĩa đệm bị thoát vị.
Thoái hoá cột sống thắt lưng có tiến triển bệnh từ từ và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Một số những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thoái hóa tại vị trí cột sống thắt lưng bao gồm:
2.1. Hiện tượng lão hóa do tuổi tác
Ở những người cao tuổi thì thông thường thoái hóa cột sống thắt lưng do nguyên nhân lão hóa gây nên. Đây là yếu tố tự nhiên tất yếu. Và với nguyên nhân này, các tiến triển cũng như triệu chứng của bệnh thường khá chậm. Các cơn đau sẽ âm ỉ và nhẹ nhàng hơn.
2.2. Xương cột sống thắt lưng bị chấn thương
Việc bị những áp lực lớn quá mức chịu đựng khiến cột sống thắt lưng bị tổn thương, nên nguy cơ bị thoái hóa tại vị trí này tăng cao. Nguyên nhân là bởi khi bị tác động và tổn thương, chức năng của cột sống thắt lưng cùng các tổ chức liên quan tới nó cũng bị ảnh hưởng. Chúng trở nên yếu dần và dẫn đến thoái hóa.
2.3. Những nguyên nhân khác
Ngoài ra một số nguyên nhân sau cũng làm cho khả năng mắc thoái hóa cột sống lưng tăng cao: Mắc các bệnh lý về xương khớp và các bệnh lý nguy hiểm khác; tình trạng thừa cân béo phì; Nghề nghiệp yêu cầu phải bê vác nặng; Yếu tố di truyền, bẩm sinh; Ăn uống thiếu dinh dưỡng…
3. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Theo sự tổng hợp và phân tích của các chuyên gia, một số những triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm:
- Vùng thắt lưng bị đau: các cơn đau mang tính chất cơ học rất cao, nghĩa là bình thường thì người bệnh chỉ đau nhẹ và hơi âm ỉ. Tuy nhiên, khi hắt hơi hoặc ho thì cơn đau sẽ tăng mạnh hơn.
- Sáng thức dậy, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng cứng khớp tại vị trí thắt lưng. Do đó, khó mà bật dậy bằng lực từ thắt lưng như bình thường.
- Khi thực hiện các thao tác như xoay người, cúi xuống lấy đồ, những tiếng lục cục phát ra do các đốt sống va chạm vào nhau nghe rất rõ ràng.
4. Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?
Ngay khi có các biểu hiện đau và khó vận động bất thường tại vị trí thắt lưng, người bệnh cần đi thăm khám ngay. Tại các bệnh viện, người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp chẩn đoán sau để xác định chính xác bệnh trạng:
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bạn sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến những dấu hiệu bệnh mà mình gặp phải. Đó là những hiện tượng đau nhức, cứng khớp ở các thời điểm khác nhau trong ngày.
Mỗi một giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Sự khác biệt về tần suất, cường độ các cơn đau sẽ xác định được mức độ tiến triển của bệnh. Dựa vào những thông tin này sẽ giúp cho các bác sĩ phần nào nhận định được bệnh tình và đưa ra các biện pháp cần thiết khác để chẩn đoán bệnh.
4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Những biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng có thể sẽ được sử dụng bao gồm:
- Biện pháp chụp X-quang: Vị trí thắt lưng sẽ được tiến hành chụp X-quang để các bác sĩ có thể nhìn thấy được tình trạng của cột sống tại đây. Nếu như có các tổn thương hoặc bất thường thì chúng sẽ hiện rõ ràng trên phim chụp. Một số những vấn đề có thể được chỉ rõ qua biện pháp chụp X-quang bao gồm: gai xương, hẹp lỗ liên hợp, hẹp khe đệm, đĩa đệm bị nhẵn, xương dưới sụn bị đặc…
- Biện pháp chụp MRI: Với các bệnh nhân bị nghi ngờ mắc thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chụp MRI. Như vậy, thì tình trạng các đĩa đệm ra sao sẽ được thể hiện rõ ràng hơn.
- Biện pháp xét nghiệm sinh hoá và tế bào ngoại vi máu: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng biện pháp này khi chụp phim X-quang cho thấy một số những tổn thương bất thường.
5. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Có thể nói, thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh có tính quy luật tự nhiên. Do đó, với những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, việc điều trị khỏi hẳn 100% là gần như khó có thể thực hiện được. Thế nhưng, nếu được phát hiện sớm và sử dụng các biện pháp kiểm soát bệnh phù hợp thì khả năng phục hồi nhanh lại khá cao. Bệnh nhân có thể sớm trở lại vận động bình thường sau khi điều trị.
Một số biện pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là gì thường được áp dụng là:
5.1. Dùng thuốc Tây
Thuốc Tây có đặc điểm là giúp giảm đau nhanh chóng cho người bệnh. Giúp người bệnh bớt khó chịu và có thể vận động tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại thuốc này trong thời gian dài lại không được khuyến khích. Lý do là chúng thường gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người dùng.
Một số loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc giãn cơ (myonal, mydocalm…).
- Thuốc chống viêm giảm đau (piroxicam, meloxicam, diclofenac, paracetamol…)
- Thuốc điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng với tác dụng chậm (Chondroitin, glucosamine, …)
5.2. Dùng thuốc nam
Trong dân gian cũng có khá nhiều bài thuốc cho thấy hiệu quả tích cực trong việc điều trị các triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng. Một số những loại cây thuốc nam chủ yếu đó bao gồm:
- Bài thuốc với cây nhàu.
- Bài thuốc sử dụng cây cỏ xước.
- Bài thuốc sử dụng cây ngải cứu.
Ngoài ra các loại cây thuốc nam như lá lốt, xương rồng,… cũng được áp dụng nhiều trong điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, mỗi một cơ địa bệnh nhân sẽ có khả năng thích ứng khác nhau với việc sử dụng những bài thuốc này. Vì vậy, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào và phải tham khảo ý kiến tư vấn của người có chuyên môn trước khi sử dụng.
5.3. Các biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần áp dụng thêm các biện pháp điều trị bệnh hỗ trợ khác. Có thể kể đến như:
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng tốt cho vùng thắt lưng như yoga, thiền,…
- Bổ sung thêm canxi và các thực phẩm tốt cho hệ xương khớp.
- Hạn chế vận động mạnh đột ngột, đặc biệt là các thao tác liên quan đến thắt lưng.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ phần nào thoái hóa cột sống thắt lưng là gì. Nếu có bất cứ biểu hiện nào của bệnh, bạn nên nhanh chóng đi khám, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt