Thoái hóa cột sống – Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp, đây là bệnh mạn tính, tăng dần. Thoái hóa cột sống gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, PGĐ Bệnh viện Việt Đức mô tả đơn giản hơn: “Thoái hóa cột sống có nghĩa các đốt sống mọc gai, bệnh nhân chỉ cảm thấy như lưng bị đau mà không có chèn ép lên rễ thần kinh.”

– Gai cột sống là sự xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống. Các gai này cản trở hoạt động của xương, và gây ra đau ở các mức độ khác nhau.

– Thoái hóa đĩa đệm: Đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, giúp cột sống thực hiện chức năng vận động. Thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng các đĩa đệm dần dần bị hao mòn, giảm chất lượng do sự lão hóa.

Bản chất của thoái hóa cột sống

Thoái hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, không thể đảo ngược hay dừng lại. Cột sống của chúng ta bắt đầu thoái hóa từ năm 20 tuổi, sau đó tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhiều. Thông thường, kể từ sau 25 tuổi, mỗi người nên chú ý luyện tập, bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng để nuôi dưỡng xương khớp tốt hơn.

Điều này dường như rất đơn giản, dễ hiểu nhưng phần lớn người bệnh thường “cố tình quên”. Thoái hóa là điều không thể tránh khỏi, bởi vậy, thực tế không có thuốc để chữa “dứt điểm”, “không bao giờ tái phát” mà nhiều người bệnh đang tìm kiếm.

Biểu hiện thoái hóa cột sống

– Cứng hoặc đau ở cổ hoặc lưng. Cơn đau xuất hiện hoặc tăng lên khi vận động, bê vác nặng, khi nằm xuống thì đỡ đau.

– Lúc sáng sớm mới ngủ dậy thường có dấu hiệu bị cứng cơ.

– Hạn chế vận động, đứng lên, ngồi xuống gặp khó khăn, có thể bị đứng vẹo qua một bên.

– Co cứng cơ cạnh cột sống

– Yếu hoặc tê ở chân hoặc tay

– Đau ở va, lan sang cánh tay.

– Đau đầu, nhức trán, cứng gáy

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phổ biến nhất.

– Thoái hóa đốt cột sống cổ: chủ yếu ở các đốt sống C5,C6 và C7

– Thoái hóa cột sống thắt lưng:  gặp nhiều nhất là đốt sống L4 và L5, thường các gai xương ở đoạn thắt lưng thường lớn hơn gai ở cột sống lưng trên. Ở nhiều bệnh nhân lớn tuổi ,các gai xương có thể xuất hiện dọc theo suốt cột sống.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu thấy các triệu chứng nêu trên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ bằng cách tới khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín hoặc trao đổi trực tiếp với BS CKI Nguyễn Quang Hải Tại đây. Cơ thể của mỗi người là khác nhau. Không áp dụng kinh nghiệm của người khác cho mình.

Những yếu tố khiến bệnh thoái hóa cột sống nặng hơn?

Có thể phân thành các yếu tố khách quan và chủ quan. Tập trung chú ý các yếu tố chủ quan (do bản thân) để thay đổi.

Yếu tố khách quan

– Do tuổi tác.

– Do yếu tố di truyền.

Yếu tố chủ quan

– Thói quen ăn uống không khoa học dẫn đến việc thiếu hụt canxi, thiếu hụt các dưỡng chất khác trong việc sản xuất sụn khớp, cũng như bôi trơn khớp.

– Do lao động quá sức, công việc bê vác những vật nặng không đúng tư thế.

– Tình trạng béo phì, sức nặng của cơ thể khiến cột sống bị quá tải.

– Thói quen ngồi làm việc, ngồi học sai tư thế, hoặc ngồi quá lâu với một tư thế.

– Tập luyện thể dục, thể thao không đúng cách.

Biến chứng nguy hiểm thoái hóa cột sống

Sau đây là 3 biến chứng phổ biến nhất của thoái hóa cột sống. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, phần lớn người bệnh sẽ không gặp phải các biến chứng đáng tiếc này.

Đau là triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị thoái hóa ở cột sống

Rối loạn tiền đình

Tiền đình có vai trò trong việc giữ thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp các động tác. Thoái hoá làm tổn thương lỗ tiếp hợp, chèn ép mạch máu gây rối loạn tiền đình khiến người bệnh thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, trầm cảm…

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Việc điều trị không đơn giản đặc biệt là có chèn ép tủy sống, trường hợp xấu có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, chèn ép rễ thần kinh, tủy, rối loạn thực vật, hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ).

Chèn ép tủy thắt lưng – cùng

Thoái hóa cột sống thắt lưng chèn ép tủy thắt lưng – cũng gây bệnh lý tủy thắt lưng – cùng mạn tính. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện teo cơ chân, yếu bại, rối loạn thực vật hoặc tàn phế.

Lời khuyên từ chuyên gia

Vấn đề cấp bách là cần nâng cao sự hiểu biết cho cộng đồng về những căn bệnh này. Các chuyên gia khuyến cáo, việc chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách sẽ giúp người bệnh giảm thiểu đáng kể cơn đau cũng như nguy cơ tàn phế, cải thiện vận động cột sống. Trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và sử dụng thuốc hoặc sản phẩm bổ sung.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7