Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, không nên ăn gì để tốt cho bệnh?
Khi bị thoái hóa đốt sống cổ khiến cho bệnh nhân gặp không ít khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy, khi bị bệnh, ngoài việc tích cực tuân theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vậy bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh? Câu trả lời sẽ được bật mí dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung bài viết
1. Sơ bộ về thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng đốt sống cổ và những tổ chức liên quan tới nó bị suy thoái chức năng. Đặc trưng của bệnh này là các dây chằng tại khu vực cột sống cổ bị tích tụ canxi và viêm dày. Vì thế, các dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép, gây ra các cơn đau và nhiều triệu chứng khó chịu khác cho người bệnh.
Thoái hoá đốt sống cổ là một bệnh lý không nên chủ quan. Bên cạnh việc phải chịu đựng các cơn đau đầu, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như tình trạng đau nửa đầu vai gáy, tuần hoàn máu bị rối loạn, dây thần kinh chẩm bị ảnh hưởng, tình trạng rối loạn tiền đình…
2. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì thì tốt?
Các chuyên gia khuyên rằng, việc có một chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết đối với các bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ. Và những loại thực phẩm dưới đây sẽ là câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì:
2.1. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn đồ hải sản
Trong hải sản có một nguồn canxi và vitamin D dồi dào. Những loại vitamin và khoáng chất này có tác dụng giúp cho cấu trúc xương và sụn khớp của cơ thể được tái tạo, vững chắc hơn. Người bệnh nên bổ sung thêm nhiều đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ, cá biển… để tốt cho bệnh tình.
2.2. Thực phẩm giàu omega 3
Những thực phẩm giàu omega 3 như cá mòi, cá hồi… Hay các loại hạt: Hạnh nhân, hạt lanh… rất có lợi cho người bị thoái hóa. Bởi omega 3 là hoạt chất có tác dụng kháng viêm rất hữu hiệu. Tình trạng sưng viêm và đau đớn của bệnh gây ra sẽ được giảm thiểu đáng kể khi chúng ta sử dụng thêm các thực phẩm này.
Ngoài ra, trong một số những loại dầu thực vật như dầu hạnh nhân, dầu oliu, dầu đậu nành… đều có chứa lượng lớn acid béo Omega 3. Tác dụng của Omega 3 đối với những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ là rất tích cực.
2.3. Thực phẩm nhiều Glucosamine và Chondroitin
Hệ xương khớp chỉ chắc khỏe khi có đầy đủ Glucosamine và Chondroitin. Sụn khớp có thành phần chính là Chondroitin, nên thiếu nó thì việc chịu lực của sụn khớp sẽ bị hạn chế. Còn Glucosamine thì có tác dụng đặc biệt trong việc tạo ra dịch nhờn để cho hệ xương khớp được khỏe mạnh.
Các loại thực phẩm có thể mang đến cho người bệnh nguồn Glucosamine và Chondroitin không nhỏ là từ xương động vật. Do vậy, hãy chú ý bổ sung thêm các món làm từ xương sườn, xương ống, sụn… cho người bệnh.
2.4. Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa
Hệ xương khớp rất cần lượng canxi có trong sữa để đáp ứng được nhu cầu tái tạo và phục hồi các tế bào xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Và những loại sữa giàu canxi chính là một trong những loại thực phẩm hàng đầu hỗ trợ các vấn đề xương khớp, giúp giải đáp thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì.
Bên cạnh sữa tươi, sữa bột thì những chế phẩm khác từ sữa như phô mai, sữa chua… cũng có tác dụng tương tự. Vì vậy, bệnh nhân có thể để sử dụng thêm các sản phẩm này, giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
2.5. Hoa quả tươi và rau xanh
Hoa quả tươi và rau xanh được biết đến như những loại thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nguồn thực phẩm này còn có nhiều những hợp chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau và hạn chế tình trạng thất thoát sụn hiệu quả.
Vitamin D giúp quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi hiệu suất hơn. Vitamin E nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, kháng viêm và giảm đau nhức cho vùng cổ bị thoái hóa. Còn Vitamin K giúp hệ xương vững mạnh hơn.
Vì vậy, bệnh nhân bị các vấn đề về thoái hóa xương khớp nên bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Có thể sử dụng dưới dạng ăn tươi, nấu nướng hoặc xay ép thành sinh tố, nước uống… đều được.
Một số những loại quả nên được sử dụng như: quả bơ, quả lựu, quả mâm xôi, quả việt quất, kiwi, chuối chín… Đồng thời, rau xanh tốt cho xương khớp nên dùng nhiều là rau bina, rau cải xoăn, rau chân vịt…
3. Những thực phẩm người bị thoái hóa đốt sống cổ nên tránh
Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cũng nên chú ý tránh một số loại thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị bệnh. Các loại thực phẩm nên tránh bao gồm:
3.1. Thịt đỏ
Thịt đỏ là nguồn cung chất đạm rất lớn cho cơ thể. Tuy nhiên, trong chúng lại có cả chất béo bão hòa cũng như axit uric khiến cho việc lưu thông máu lên não qua khu vực đốt sống cổ bị ảnh hưởng. Nhất là khi khu vực này đang bị tổn thương.
Trong trường hợp nguy hiểm, những loại chất này còn khiến cho phản ứng viêm diễn ra nhanh và nặng hơn. Nó khiến cho đốt sống cổ đang bị thoái hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra các cơn đau dữ dội. Do đó, nên tránh tối đa thịt chó, thịt dê, thịt trâu, thịt bò… khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
3.2. Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ khiến cho mỡ máu bị tăng, các mặt bao khớp cũng bị sưng. Nó làm cho các đốt sống cổ đang bị tổn thương khó mà lành lại nhanh chóng dù có áp dụng bất cứ biện pháp điều trị nào.
3.3. Thực phẩm nhiều acid oxalic
Cơ thể người bị thoái hóa đốt sống cổ dễ bị phù nề, sưng viêm và đau nhức hơn nếu như dung nạp thêm quá nhiều acid oxalic. Vì vậy, nên tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều hoạt chất này. Đơn cử như cà chua, măng tre, khế, rau dền, rau muống…
3.4. Thức ăn mặn
Thực đơn của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tăng cường những món ăn nhạt, có ít muối tối đa. Lý do là bởi muối là một trong những tác nhân khiến cho cơ thể dễ bị thất thoát lượng canxi cần thiết cho hệ xương. Do đó, các món ăn như món kho, món thịt xông khói, dưa muối, mắm… nên được hạn chế.
3.5. Đồ ngọt
Đường có trong đồ ngọt là tác nhân khiến cho các phản ứng viêm trong cơ thể có điều kiện để xảy ra thuận lợi hơn. Không những thế, tiêu thụ nhiều đường cũng khiến cho cân nặng tăng lên. Vì vậy, mà áp lực mà các đốt sống cổ đang bị tổn thương phải chịu cũng gia tăng. Hạn chế đồ ngọt để có lợi cho sức khỏe nói chung và việc điều trị bệnh nói riêng là lời khuyên chân thành của các bác sĩ.
3.6. Các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá, cà phê… thúc đẩy các phản ứng viêm cấp tính rất mạnh. Nó khiến cho các ổ khớp bị ảnh hưởng nặng nề. Chính vì thế, bệnh nhân mắc thoái hóa đốt sống cổ nên tránh xa những loại chất kích thích này.
Trên đây là những ý kiến chuyên gia về vấn đề bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho việc điều trị bệnh. Mong rằng nội dung bài viết sẽ có ích cho các bạn để sớm cải thiện bệnh thoái hóa hiệu quả, an toàn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt