Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh về xương khớp gối, gây đau nhức và ảnh hưởng tới vận động sinh hoạt hằng ngày. Do vậy, người bệnh cần chú ý tới những triệu chứng của bệnh để có thể kịp thời thăm khám và điều trị tránh để lại những biến chứng không mong muốn. Cùng tìm hiểu về thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối
Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp gối hay còn được gọi là viêm xương khớp, là một bệnh thoái hóa theo thời gian. Người bị thoái hóa khớp sẽ gặp tình trạng khớp ở đầu gối bị lão hóa, phần sụn bị hỏng. Tỷ lệ người mắc bệnh viêm xương khớp sẽ tăng dần theo độ tuổi và thường gặp ở những người thừa cân, bị chấn thương trước đó hoặc do di truyền.

2. Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Nếu nhận thấy các triệu chứng như đau âm ỉ ở các khớp gối, đau, sưng đỏ,… thì bạn cần đến các phòng khám, bệnh viện uy tín để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh để các triệu chứng bệnh chuyển biến xấu gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2.1. Đau âm ỉ ở các khớp gối

Triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị thoái hóa khớp đầu gối đó là thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở các khớp gối. Các cơn đau thường xuất hiện với tần suất tăng dần và kéo dài khi người bệnh thường xuyên vận động và di chuyển nhiều và có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi người bệnh duỗi hoặc co chân…

2.2. Cảm thấy xơ cứng khớp đầu gối vào buổi sáng

Người bệnh thường cảm thấy xơ cứng khớp đầu gối vào buổi sáng, đặc biệt là lúc mới ngủ dậy. Lúc này người bệnh không thể co duỗi chân bình thường và phải mất từ 15 đến 20 phút khớp mới có thể dãn và đi lại được.

2.3. Khả năng vận động bị hạn chế

Phần khớp đầu gối bị xơ cứng, do vậy điều đó sẽ hạn chế khả năng vận động của bạn khiến việc di chuyển, vận động thậm chí là co duỗi chân vô cùng khó khăn.

2.4. Đầu gối bị sưng tấy

Đầu gối bị sưng tấy xuất hiện khi khớp gối bị thoái hóa. Triệu chứng này sẽ có thể điều trị bằng phương pháp chọc hút dịch, từ đó giúp giảm đau và sưng tấy tại khớp gối.

2.5. Khớp gối vị biến dạng

Khớp gối vị biến dạng, ổ khớp bị teo là triệu chứng cảnh báo phần sụn của bạn đã bị tổn thương và cần có những phương pháp điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân gây bệnh cũng rất đa dạng:

3.1. Thoái hóa do tuổi già

Tuổi càng cao, quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh chóng, lúc này các sụn khớp thường bị bào mòn, làm giảm khả năng chịu lực, chịu đàn hồi của các khớp xương. Do vậy, những đối tượng từ 45 tuổi trở lên cần hết sức cẩn trọng trong các hoạt động có sự can thiệp của xương khớp.

3.2. Cân nặng

Khi bạn béo, xương khớp phải chịu sức đè lớn, nhất là vùng khớp gối, lưng, bàn chân và hàng.

3.3. Di truyền

Những người trong gia đình có quan hệ máu thịt như ông, bà, cha mẹ đẻ, anh em ruột,… nếu đã có tiền sử bị thoái hóa khớp đầu gối thì nguy cơ bạn bị bệnh cũng sẽ cao hơn những người bình thường khác.

3.5. Giới tính và hormone

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới bị thoái hóa khớp cao hơn hẳn nam giới, có thể liên quan tới hormone estrogen.

3.6. Chấn thương nặng lặp đi lặp lại

Khớp gối bị chấn thương nặng lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng tới dây chằng, túi dịch, gân quanh khớp gối, lâu dài sẽ gây thoái hóa khớp gối. Các chấn thương phổ biến thường là tổn thương mô sụn, rách dây chằng trước, viêm gân bánh chè, viêm bao hoạt dịch,…

3.7. Hậu quả từ nhiều căn bệnh khác

Thoái hóa khớp gối có thể là hậu quả từ nhiều căn bệnh khác tại khớp gối như bệnh gout, viêm mủ, viêm khớp thấp, viêm cột sống, hoặc chảy máu trong khớp.

3.8. Là vận động viên điền kinh

Sụn khớp phải hoạt động liên tục, trong một thời gian dài là nguyên nhân khiến phần sụn khớp bị hư hỏng. Khi bạn cảm thấy đau và sưng đỏ, có nghĩa là phần sụn khớp đã bị hư hỏng nặng, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay.

3.9. Nội tiết và sự chuyển hóa cơ thể

Nội tiết ở phụ nữ tiền mãn kinh bị suy giảm trầm trọng làm giảm khả năng sản sinh và cung cấp chất dịch nhầy để nuôi dưỡng sụn khớp, do vậy đây là đối tượng dễ mắc bệnh hơn.

3.10. Béo phì hoặc sự tăng cân quá nhanh

Béo phì hoặc tăng cân quá nhanh sẽ làm các khớp gối phải chịu áp lực lớn, theo thời gian làm khớp gối bị đè nén và  biến dạng.

Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối

3.11. Thiếu dinh dưỡng và các dưỡng chất cần thiết

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu khoa học, không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân góp phần gây thoái hóa khớp gối mà bạn cần chú ý.

3.12. Do bẩm sinh

Một số trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối do các nguyên nhân bẩm sinh do khớp gối không bình thường như quay ra ngoài, quay vào trong hoặc quá duỗi…

4. Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp đầu gối nếu không được phát hiện sớm và điều các phương pháp điều trị kịp thời, sẽ có thể để lại các biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau đớn, sưng tấy liên tục, ảnh hưởng tới vận động, sinh hoạt của người bệnh, nặng hơn thì có thể gây ra biến dạng khớp, lệch trục, teo cơ hoặc thậm chí là mất khả năng đi lại suốt đời.

5. Chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Khi đến khám tại những bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp chất lượng cao, tốt nhất hiện nay, người bệnh sẽ được thực hiện các chẩn đoán sau:

5.1. Chụp X-Quang

Tia X được đưa vào trong để chẩn đoán bệnh trong y tế bao gồm các vấn đề phần mềm và cả các vấn đề liên quan tới xương khớp. Đối với trường hợp cần chẩn đoán thoái hóa khớp, tia X có tính xuyên thấu, có khả năng đi qua nhiều tầng vật chất, do vậy có thể đưa ra những hình ảnh xương khớp gối, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng tổn thương của khớp, từ đó có hướng điều trị đối với từng trường hợp cụ thể.

5.2. Siêu âm khớp gối

Bên cạnh phương pháp chụp X-Quang, siêu âm khớp gối cũng được xem là phương pháp có thể chẩn đoán thoái hóa khớp gối an toàn, tiện lợi, hiệu quả cao. Chi phí cho một lần siêu âm khớp gối cũng rất rẻ, do vậy siêu âm là phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp với tất cả các đối tượng bệnh nhân. Siêu âm khớp gối có thể giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng cụ thể của sụn khớp gối cụ thể là:

  • Độ dày của sụn khớp, đánh giá được tình trạng bị tổn thương, bị bào mòn của sụn khớp gối
  • Kiểm tra tình trạng tràn dịch khớp
  • Phát hiện và đánh giá gai xương và hẹp khe khớp
  • Phát hiện dị vật có trong khớp gối hoặc tình trạng thoát vị màng dịch.

5.3. Chụp cộng hưởng từ

Qua hình ảnh không gian 3 chiều, chụp cộng hưởng từ (MRI) cho phép bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh khớp gối của người bệnh một cách rõ ràng và chính xác nhất, nhờ đó mà các bác sĩ có thể đưa ra được kết luận về tình hình tổn thương, thoái hóa khớp gối của người bệnh.

5.4. Nội soi khớp gối

Nội soi khớp gối giúp bác sĩ có thể quan sát được các tổn thương mà sụn khớp đang gặp phải qua 4 mức độ khác nhau. Khi làm xét nghiệm tế bào kết hợp nội soi khớp gối và sinh thiết hoạt dịch có thể giúp phân biệt và chẩn đoán bệnh khớp gối với các bệnh lý về khớp khác.

6. Phòng ngừa thoái hóa khớp gối

6.1. Duy trì cân nặng hợp lý

Cân nặng là một trong số các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp gối thường gặp. Khi bạn béo, khớp gối sẽ phải chịu một sức đè lớn, về lâu về dài gây ra tổn thương và làm thoái hóa khớp đầu gối.

Do vậy, việc chủ động duy trì cân nặng hợp lý là một cách phòng ngừa mà ai cũng có thể thực hiện. Với những bạn thừa cân nên áp dụng những cách giảm cân hiệu quả an toàn để hạn chế không chỉ bệnh xương khớp mà còn nhiều bệnh khác.

6.2. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin D

Hãy xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối và hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất béo dễ gây béo phì. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm canxi, photpho, các nhóm vitamin như vitamin D, vitamin C và vitamin B qua việc chọn các nguồn thực phẩm tươi sạch, dinh dưỡng vào trong khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều canxi, photpho và vitamin D giúp phòng ngừa thoái hóa khớp
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều canxi, photpho và vitamin D giúp phòng ngừa thoái hóa khớp

6.3. Kiểm soát các hoạt động liên quan đến vấn đề về xương khớp trong công việc

Bạn có thể kiểm soát các hoạt động liên quan đến vấn đề về xương khớp trong công việc bằng cách luôn chuẩn bị những vật dụng bảo vệ khớp đầu gối đề phòng những tình huống bất ngờ có thể ập đến bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động nhờ người khác giúp đỡ, tránh khiêng vác quá nặng, quá sức gây tổn thương tới xương khớp.

6.4. Hạn chế chấn thương vùng khớp

Hạn chế chấn thương vùng khớp bằng cách làm việc vừa sức, gắng sức hay đốt cháy giai đoạn sẽ làm làm tổn hại tới các lớp sụn non khớp gối còn yếu.

6.5. Siêng vận động

Bên cạnh những tác dụng của tập thể dục hay chạy bộ hàng ngày là đem lại thân hình cân đối, hệ thống cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên còn giúp máu huyết được lưu thông dễ dàng. Điều này cực kỳ tốt cho việc trao đổi các chất dinh dưỡng tại sụn khớp và khớp gối.

6.6. Luôn giữ tư thế thẳng

Tư thế thẳng là tư thế lý tưởng mà mỗi chúng ta cần áp dụng, nó giúp diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức tối đa, từ đó sẽ hạn chế sự đè ép không cân đối giữa các khớp. Thêm nữa, khi giữ ở tư thế thẳng, lực giữa cơ bắp và các dây chằng sẽ được giảm xuống tới mức thất nhấp, hạn chế lực ép lên hai mặt sụn khớp.

6.7. Thay đổi tư thế thường xuyên

Việc ngồi, nằm hoặc đứng lâu ở một tư thế là nguyên nhân gây ứ trệ tuần hoàn, tê cứng khớp. Do vậy, đây là nguyên nhân làm tỷ lệ thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi ngồi nhiều máy tính, dân văn phòng và người lao động trí óc ngồi nhiều có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn những nhóm nghề khác.

6.8. Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp hợp lý đan xen giữa làm việc và nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng chúng ta là người, không phải là người máy hay robot và chúng ta cần thời gian để nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng. Tránh lặp đi lặp lại một việc, một tư thể ngồi trong một thời gian dài, bởi lẽ việc lặp đi lặp lại đó sẽ khiến khớp bị tổn thương, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh liên quan tới xương khớp.

6.9. Sử dụng các khớp lớn hơn trong vác nặng

Khi khiêng, nâng, vác đồ nặng, bạn cần chú ý đến các khớp lớn như khớp tay, khớp đầu gối, khớp háng,… Hãy khéo léo áp dụng quy tắc đòn bẩy khi khiêng vác nặng, hạn chế tới mức thấp nhất những tổn hại gây ra cho các khớp.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về căn bệnh thoái hóa khớp gối cũng như thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ bệnh cần đi khám xương khớp chuyên khoa chất lượng tốt, uy tín để chẩn đoán, tránh trường hợp bệnh có những chuyển biến xấu để lại những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới vận động, đi lại sau này.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7