Thoái hóa xương khớp và những triệu chứng không thể bỏ qua

Thoái hóa xương khớp là bệnh lý ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh có những triệu chứng rõ rệt tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên bệnh nhân không nên chủ quan mà cần xây dựng chế độ ăn uống, làm việc khoa học.

1. Tìm hiểu chứng thoái hóa xương khớp là gì?

Thoái hóa xương khớp là bệnh lý thường thấy ở người cao tuổi
Thoái hóa xương khớp là bệnh lý thường thấy ở người cao tuổi

Thoái hoá xương khớp là hậu quả của quá trình thiếu cân bằng ở tổng hợp, phân hủy tại xương và xương dưới sụn. Kèm theo đó là các phản ứng viêm, dịch khớp giảm.

Theo thời gian, sụn khớp dần bước vào tình trạng thoái hóa. Chúng bị bào mòn gây nứt, rách tại khu vực các khớp. Phần xương dưới sụn cũng bắt đầu có sự thay đổi trong hình dạng, cấu trúc, mật độ khoáng giảm nhanh chóng. Phần đầu xương gặp hiện tượng bị trơ ra, hình thành nên các gai xương ở rìa. Khi vận động, khu vực xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, bệnh nhân sẽ thấy vô cùng đau đớn.

Bệnh thoái hóa khớp có thể gặp ở nhiều lớp khác nhau như: khớp háng, khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay, … Bệnh nhân có thể mắc thoái hóa một khớp hoặc đa khớp. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống. Về lâu dài, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng khó lường.

2. Các triệu chứng thoái hóa xương khớp thường gặp

Khi bị thoái xương khớp, bệnh nhân sẽ gặp các triệu chứng như đau dai dẳng kéo dài. Người bệnh hạn chế vận động khiến cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược. Các triệu chứng bệnh thường gặp là:

Bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức

Triệu chứng thường thấy nhất ở người mắc bệnh là đau nhức, đi kèm cảm giác đau cứng khớp. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc nặng hơn vào buổi tối và sáng sớm hôm sau. Bệnh nhân cũng gặp tình trạng đau khi co duỗi các khớp. Ngoài ra, khi vận động bệnh nhân thường nghe thấy tiếng “lạo xạo” ở các khớp bị thoái hóa.

Tình trạng thoái hóa xương khớp càng nặng khiến các cơn đau dai dẳng hơn. Khớp gặp tình trạng sưng, các cơ mỏng và yếu hơn khiến việc vận động khó khăn. Thời tiết thay đổi khiến không khí lạnh tràn về khiến cơn đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cứng khớp

Tình trạng cứng khớp thường thấy vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy. Khi ngủ, bệnh nhân không cử động làm các khớp dần bị cứng lại. Khi đó, bạn không thể tiến hành co duỗi cân bình thường. Tuy nhiên triệu chứng bệnh này sẽ nhanh chóng giảm dần khi bạn thực hiện vài phút xoa bóp, vận động.

Triệu chứng cứng khớp khiến người bệnh khó vận động
Triệu chứng cứng khớp khiến người bệnh khó vận động

Dấu hiệu thoái hóa xương khớp – hạn chế vận động

Ở những bệnh nhân mắc thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi lại, vận động. Các động tác bao gồm: leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống, vặn mình, … gây khó khăn khi thực hiện. Ở giai đoạn nặng, người bệnh thường dễ bị mất thăng bằng khi đứng và dễ ngã khi đi lại.

Biến dạng khớp

Triệu chứng này xuất hiện ở bệnh nhân thoái hóa xương khớp giai đoạn nặng. Thời điểm này sụn bị tổn thương nghiêm trọng dẫn tới hình thành các gai xương. Tình trạng thoái hóa kéo dài làm cho khớp biến dạng, sưng đau nhức. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ tàn phế.

3. Thoái hóa xương khớp tại khu vực nào?

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý khá phổ biến do khớp này thường phải chịu trọng lực lớn để cơ thể được vững. Các triệu chứng thường thấy là đau ở khu vực trước, bên cạnh đầu gối. Khớp yếu đi khiến cho vùng đầu gối người bệnh bị khuỵu xuống. Những động tác leo cầu thang, đứng lên ngồi xuống hay đi lại rất khó khăn. Giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng tê chân, khớp gối biến dạng nhẹ.

Thoái hóa tại khu vực khớp háng

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra tại một hoặc 2 bên háng. Phần xương dưới sụn bị rách khiến 2 chỏm xương cọ xát. Bệnh nhân thường gặp tình trạng đau trong khớp hàng, đau khu vực cạnh hoặc trước đùi, lan dần ra mông, xuống đầu gối.

Thoái hóa xương khớp tại ngón tay, bàn tay

Thoái hóa thường tác động lên khu vực gốc và đốt ngón tay. Chúng hình thành nên các nốt cứng, cong nhẹ. Bàn tay bệnh nhân cứng lại, khi cử động tạo ra tiếng rắc rắc rất dễ nhận biết. Những động tác co, duỗi hay nắm cũng khó khăn khi thực hiện hơn.

Cột sống lưng và cổ

Tổn thương cột sống lưng và cổ thường gặp nhất. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa làm người bệnh đau từ vùng lưng xuống mặt trong đùi và chân. Người bệnh ban đầu chỉ gặp các triệu chứng đau mỏi đơn giản. Lâu dần, các cơn đau này dữ dội hơn đi kèm tê vai gáy, khó cử động chân tay.

Khớp vai

Thoái hóa khớp vai thường thấy ở người vận động sai tư thế làm việc, dân văn phòng. Việc ít vận động khiến quá trình lưu thông máu chậm, thậm chí gây nên tình trạng tắc nghẽn. Khi đó, dinh dưỡng không đủ cung cấp cho các khớp khô gây thiếu chất. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp vai.

Khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân thường thấy ở người cao tuổi và trung niên. Ở những người có xu hướng di chuyển nhiều, sụn khớp dễ bị tổn thương. Ngoài ra, áp lực cổ chân cũng tăng nhanh khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn.

4. Chế độ ăn cho người mắc thoái hóa xương khớp

  • Bệnh nhân mắc thoái hóa xương khớp nên bổ sung các loại cá biển chứa nhiều Omega – 3 giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả.
  • Nước hầm xương: chứa lượng canxi, glucosamine và chondroitin lớn bảo vệ xương chắc khỏe, phòng thoái hóa.
  • Bổ sung trái cây, rau xanh chống oxy hóa, giảm viêm, nâng cao đề kháng cơ thể.
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp lượng canxi dồi dào để xương khớp phát triển và hoạt động khỏe mạnh.
  • Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin D, giúp bổ sung canxi cho xương chắc khỏe. Mỗi tuần, bạn nên bổ sung 3-4 quả trứng.
Triệu chứng cứng khớp khiến người bệnh khó vận động
Trứng tốt cho người thoái hóa cương khớp

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kiêng dùng nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chế biến sẵn, mỡ động vật, … chúng gây nên viêm quanh khớp làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc lá và các chất kích thích là: bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt ,… vì chúng gây nên  viêm khớp cấp tính.
  • Đồ ăn nhiều đường, bánh kẹo, … cản trở cơ thể hấp thu canxi, xương khớp yếu hơn rất có hại cho bệnh nhân thoái hóa khớp.
  • Hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều muối vì chúng khiến xương dễ bị gãy.

Thoái hóa xương khớp tuy không ảnh hưởng tính mạng con người nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tàn phế. Vì thế, xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể thao chính là giải pháp giúp bạn ngăn chặn bệnh lý này.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7