Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là gì? Đây là một căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến nhưng cách chữa thoái hóa khớp gối thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách nhận biết và điều trị sao cho hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ tàn tất cho người bệnh.

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp là gì? Thoái hóa khớp gối là xuất hiện sự tổn thương, kèm theo các phản ứng viêm và giảm dịch khớp. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới xương, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh. Thoái hóa khớp là bệnh cơ xương khớp gây tỉ lệ tàn tật cao

Thoái hóa khớp là gì? Là bệnh cơ xương khớp gây tàn tật tỉ lệ cao
Thoái hóa khớp gối là gì? Là bệnh cơ xương khớp gây tàn tật tỉ lệ cao

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có tỷ lệ gây tàn phế cho bệnh nhân lên tới 25%, tức là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp thì sẽ có 1 người mất hoàn toàn khả năng đi lại, vận động.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Sụn khớp thoái hóa khiến cho khớp không thể vận hành tốt và có những thay đổi về cấu trúc, hình dạng, tạo ra những vết thương bên trong khớp.

Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp có thể là:

  • Bệnh lý về khớp

Viêm khớp dạng thấp: tình trạng cơ thể tự miễn ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể, một trong số đó là khớp gối.

– Viêm khớp: viêm khớp cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp.

– Bệnh gout: các tinh thể acid uric tồn đọng trong khớp và gây ra hiện tượng đau nhức tại các khớp, bắt đầu từ các đốt ngón chân rồi lan lên đầu gối.

– Viêm xương khớp: một căn bệnh xương khớp phổ biến, xuất hiện khi sụn ở đầu khớp bị bào mòn.

  • Chấn thương

Các chấn thương vùng đầu gối do nhiều nguyên nhân dù đã được chữa trị cũng có thể là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Các chấn thương có thể gặp là: Gãy xương, viêm bao quanh đầu gối, chấn thương ALC, viêm gân Patellar.

Các chấn thương bên ngoài có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
Các chấn thương bên ngoài có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp
  • Một số nguyên nhân khác

– Cân nặng dư thừa: vấn đề cân nặng là nguyên nhân chính gây áp lực lên khớp gối và đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp do việc phân hủy lớp sụn và khớp.

– Một số môn thể thao: một số môn thể thao như trượt tuyết, bóng rổ, cầu lông… là nguyên nhân làm tăng áp lực lên các khớp gối làm các khớp bị tổn thương gây thoái hóa khớp gối.

– Yếu cơ: cơ bị yếu đi khiến việc nâng đỡ các khớp bị yếu dần gây mất thăng bằng dẫn đến việc dễ bị chấn thương.

– Hội chứng xương bánh chè: là hội chứng chỉ sự đau đớn xảy ra ở xương bánh chè và xương đùi dưới thường gặp ở các vận động viên trẻ tuổi và những người có dị tật xương bánh chè.

3. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối:

  • Đau nhức thường xuyên tại vùng khớp gối, cơn đau tăng lên khi hoạt động và di chuyển. Khi cử động nghe thấy tiếng khớp lạo xạo, lục cục.
  • Mỗi buổi sáng sớm người bệnh thường có hiện tượng cứng khớp, cử động khó khăn.
  • Một số trường hợp bệnh nhân không thể nhấc chân, phải đi tập tễnh, khi ngồi xuống hoặc đứng lên cảm thấy khó khăn.
  • Khi chuyển biến nặng bệnh nhân không thể co chân quá lâu hoặc đi lên cầu thang.

4. Cách chữa thoái hóa khớp gối

Điều trị thoái hóa khớp gối theo phương pháp truyền thống:

  • Phương pháp tây y

Các bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Một trong số thuốc được sử dụng là: thuốc Acetaminophen, thuốc NASID, Duloxetine…

  • Phương pháp đông y

Sử dụng cách chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc tây y có khả năng gây tác dụng phụ không mong muốn, chính vì vậy một số bệnh nhân được bác sĩ chuyển sang chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp đông y.

Dưới đây là 4 bài thuốc nam mà dân gian thường truyền tai nhau để chữa bệnh:

Bài thuốc 1 (lá lốt): Kết hợp lá lốt với các nguyên liệu thiên nhiên khác như rễ cây bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ cây vòi voi. Đem tất cả đi rửa sạch và bắt lên bếp rang cho vàng với lửa nhỏ. Để nguội khoảng 1 tiếng rồi cho vào ấm sắc nước, chia phần nước thu được làm 3 lần uống mỗi ngày sau khi ăn cơm.

Bài thuốc 2 (lá ngải cứu): Với lá ngải cứu, bạn dùng khoảng 500gr lá này kết hợp với muối hột, rang nóng. Mang hỗn hợp thu được đắp trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau khoảng 10 phút.

Bài thuốc 3 (rễ cây đinh lăng): Bạn có thể dùng rễ cây đinh lăng đem rửa sạch, phơi cho ráo nước rồi mang đi sắc thành nước uống như trà. Uống mỗi ngày từ 1 – 2 ly để giúp quá trình chữa thoái hóa khớp gối diễn ra hiệu quả.

Bài thuốc 4 (dây đau xương): Nhiều người không biết rằng dây đau xương cũng có khả năng chữa bệnh thoái hóa khớp gối vô cùng hữu hiệu bằng cách nấu chín, lấy nước để uống thay nước lọc hằng ngày.

Có thể thấy, các bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối này đã chứng minh được hiệu quả điều trị của nó từ thực tế. Vì vậy, bạn chỉ cần kiên trì uống thuốc mỗi ngày, chỉ sau vài tuần sẽ cảm nhận được sự tiến triển rõ rệt của sức khỏe nói chung và cơ xương khớp nói riêng.

5. Thực đơn cho người bị thoái hóa khớp gối là gì?

Chế độ ăn uống khoa học cũng góp phần vào quá trình điều trị bệnh, hạn chế các cơn đau do bệnh gây ra và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh. Theo các chuyên gia khoa học, bạn nên bổ sung thêm đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho xương thay vì tiếp tục nạp vào cơ thể những chất vô bổ, gây hại.

  • Món ăn từ xương, sụn: Các món ăn từ xương ống, sụn sườn chứa rất nhiều glucosamin và chondroitin – các chất tự nhiên góp phần vào quá trình cấu tạo sụn khớp.
  • Các loại cá nước lạnh: Bạn có thể tìm mua các loại cá đến từ nước lạnh như cá thu, cá hồi, cá trích, cá ngừ,… bởi các loại cá này giàu chất omega 3 rất tốt cho xương khớp, góp phần chữa thoái hóa khớp hữu hiệu.
  • Các loại rau củ tươi: Không còn nghi ngờ gì nữa về công dụng của các loại thực phẩm này. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
  • Trái cây tươi: Thành phần vitamin C trong trái cây tươi được xem là chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Bên cạnh các loại thực phẩm cần ăn, bạn cũng cần nắm vững danh sách một số loại cần tránh để tăng cường bảo vệ sức khỏe. Đó là nên loại bỏ thói quen ăn các loại thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm quá mặn hoặc ngọt hay các chất kích thích.

5/5 - (2 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7