Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì?

Bệnh thoái hóa khớp gối gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế vận động, nguy hiểm hơn có thể gây tàn phế. Đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nên bổ xung một số chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa diễn ra. Cùng tìm hiểu thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là là biểu hiện của thương tổn trên bề mặt sụn khớp, do tác động của nhiều nguyên nhân làm cho bề mặt sụn khớp bị hư.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây thoái hóa khớp gối là tuổi tác, sự lão hóa. Tuy nhiên cũng có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp đáng kể ở tuổi sớm hơn:

  • Tuổi tác: khả năng sụn xương có thể tự chữa lành giảm xuống khi cơ thể bắt đầu già đi.
  • Cân nặng: cân nặng cơ thể tạo áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là đầu gối.
  • Di truyền: các đột biến di truyền có thể làm cho một người có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn người khác hoặc cũng có thể do dị dạng xương bao quanh khớp gối di truyền.
  • Giới tính: phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn nam giới.
  • Các chấn thương liên tục lặp đi lặp đi: những người hoạt động trong một số ngành nghề nhất định có thể gia tăng áp lực cho khớp gối, chẳng hạn như quỳ, ngồi xổm, nâng vật nặng… sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
  • Các hoạt động  thể thao: vận động viên tham gia vào các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, hoặc chạy đường dài có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn.
  • Một số bệnh lý khác: những người bị viêm khớp dạng thấp, loại viêm khớp phổ biến thứ hai, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Các trường hợp bị rối loạn chuyển hóa nhất định như tình trạng thừa sắt hoặc hormone tăng trưởng quá mức, cũng có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Đau tăng lên khi người bệnh vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Sưng
  • Có cảm giác ấm nóng trong khớp.
  • Đầu gối cứng, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi người bệnh ngồi xuống.
  • Đầu gối giảm khả năng di động khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi lên xuống xe ô tô, leo cầu thang hoặc đi bộ.
  • Có tiếng lục khục khi đầu gối di chuyển.
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối thường là đau đầu gối, hạn chế di chuyển, khó khăn khi duỗi chân, khớp cứng, khó cử động…
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối thường là đau đầu gối, hạn chế di chuyển, khó khăn khi duỗi chân, khớp cứng, khó cử động…

Bệnh thoái hóa khớp gối nếu không được điều trị kịp thời thì sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh sẽ bị đe dọa một cách nghiêm trọng:

  • Đau nhức xương khớp dai dẳng: Triệu chứng này xuất hiện đầu tiên nhưng cũng kéo dài dai dẳng nhất trong suốt quá trình mang bệnh. Các cơn đau nhói giai đoạn nặng khiến người bệnh ngủ không yên giấc, người mệt mỏi, mất sức…
  • Đầu gối biến dạng: Khớp gối biến dạng là do khớp và sụn bị xơ vữa gây hiện tượng đầu gối sưng to, biến dạng, đau nhức, không thể đi lại bình thường. Người bệnh không thể nào đứng thẳng, co duỗi chân như bình thường. Người bệnh sẽ bị chế đi lại, công việc và sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
  • Teo cơ, bại liệt: Các cơ từ gối trở xuống sẽ dần yếu đi, mỗi khi du chuyển sẽ có cảm giác run chân, đứng không vững; đầu gối kêu lục cục, cơ có hiện tượng bị teo nhỏ và người bệnh có khả năng rơi vào tình trạng bị liệt nửa người. Các hoạt động lúc này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào người thân. Tinh thần sa sút, mất ngủ, ăn không ngon, sút cân…
  • Phá hủy sụn khớp: Với những người trẻ tuổi nếu bị bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn cuối, sụn khớp sẽ bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nặng nề, người bệnh phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.

2. Bệnh thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?

Trước tiên cần tránh xa rượu, bia, các loại đồ uống có gas, cà phê và các loại thực phẩm có chất kích thích khác. Những thực phẩm này làm cho bệnh ngày càng thêm trầm trọng là 1 trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối hàng đầu..

Tránh ăn những thực phẩm như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối dưa muối, cà muối. Vì những thực phẩm này có hàm lượng purin và fructozo cao nên không tốt cho xương khớp cũng như bệnh thoái hóa khớp gối..

Những món ăn chiên rán, nướng, nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho người bệnh thoái hóa khớp thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều những món ăn được chế biến tốt cho sức khỏe như nên làm món luộc, hấp, xào …

Không nên ăn nhiều các thức ăn như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo.. vì sẽ làm tăng mỡ trong máu làm tăng các triệu chứng của bệnh gây đau sưng rất khó chịu.. Không những thế những thực phẩm này còn làm sức khỏe của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng hơn..

Không nên ăn nội tạng động vật. vì trong nội tạng động vật chứa nồng độ cholesterol cao, không chỉ làm ảnh hưởng đến các khớp xương mà con gây bất lợi cho tim mạch.

3. Bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Đối với những người bị thoái hóa khớp gối thì nên bổ xung một số chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp, ngăn ngừa quá trình thoái hóa diễn ra. Một số loại thực phẩm kể dưới đây sẽ giúp bạn trị khỏi bệnh một cách hiệu quả nhất.

Bổ sung thực phẩm giàu protein

Các loại thịt như gia cầm, thịt cá, tôm, cua ghẹ…Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho bệnh thoái hóa khớp khỏi hoàn toàn.

Rau xanh

Trong rau xanh có chứa nhiều vitamin tốt cho xương khớp như vitamin B, D, C, K, acid folic, canxi, vi chất…các loại rau nên dùng như: Rau cần, súp lơ, rau cải, cải bó xôi…

Bông cải xanh tốt cho người thoái hóa khớp gối
Bông cải xanh tốt cho người thoái hóa khớp gối

Các loại dầu có chứa acid béo omega 3

Tinh dầu cá, dầu đậu nành, dầu hạnh nhân và dầu oliu là những loại có chứa nhiều chất acid béo omega 3 có khả năng giảm đau khớp gối, phục hồi dịch khớp, hạn chế tình trạng khô khớp ngăn chặn quá trình thoái hóa diễn ra.

Bổ sung trái cây mỗi ngày

Trong trái cây có chứa nhiều các loại vitamin và cung ứng một lượng lớn men kháng viêm và vitamin C có tác dụng kháng viêm trị khỏi bệnh một cách hiệu quả mà người bệnh không nên bỏ qua. Mỗi ngày nên bổ sung một số loại trái cây như: bưởi, cam, quýt, táo, chanh, đu đủ, dứa, chuối…

4. Cách phòng bệnh thoái hóa khớp gối

Giữ cân nặng cơ thể hợp lý

Thừa cân béo phì chính là nguyên nhân gây thoái hóa khớp, vì khi đó trọng lượng của cơ thể sẽ lớn gây sức ép lên 2 đầu gối, tình trạng này lâu ngày cộng thêm việc đị lại mỗi ngày khiến cho khớp gối dễ bị thoái hóa,.. Do đó nếu như đang thừa cân béo phì nên điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, tập luyện để giữ thân hình cân đối từ đó giúp phòng ngừa được nhiều bệnh xương khớp và các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, gan nhiễm mỡ..

Hạn chế mang vác đồ quá sức

Hạn chế mang vác các đồ nặng, quá sức, hãy nhờ người khác phụ giúp hoặc dùng các thế bị máy móc để thay thế. Vì khi mang vác đồ nặng tạo sức ép lớn đến 2 đầu khớp gối và có thể gây ra những tổn thương lâu ngày có thể dẫn đến thoái hóa khớp..

Ngoài ra việc mang vác đồ vật nặng cũng là nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng, vì làm cho vùng cột sống bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến các hiện tượng đau nhức khó chịu ở vùng này lâu ngày phát triển thành bệnh thoái hóa cộng sống..

Hạn chế mang vác đồ nặng giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Hạn chế mang vác đồ nặng giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối

Tăng cường vận động vừa sức

Mỗi ngày dành thời gian để luyện tập thể dục, yoga, chạy bộ, đạp xe, chơi các môn thể thao vừa sức giúp nâng cao sức khỏe, giúp xương khớp, cơ bắp được chắc khỏe và dẻo dai hơn từ đó giúp phòng ngừa được nhiều bệnh tật. Trong đó có bệnh thoái hóa khớp..

Luyện tập quá sức ngay từ đầu chỉ gây phản tác dụng

Không nên luyện tập quá sức vì không tốt cho sức khỏe và cũng không tốt cho xương khớp..Có rất nhiều bạn trẻ hiện nay khi mới bắt đầu luyện tập thường hay nóng nảy và tập luyện gắng sức để đốt cháy giai đoạn.

Tuy nhiên việc tập luyện như thế không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn là các sụn khớp yếu đi.. vì vậy khi mới bắt đầu luyện tập không nên nôn nóng mà phải tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với cơ thể của mình để tránh những tổn thương làm cho khớp gối bị thoái hóa..

Tránh các tư thế không đúng trong sinh hoạt

Những tư thế trong sinh hoạt hằng ngày cũng có tác động đến bệnh.. nếu như có những tư thế không tốt có thể làm khớp không được thẳng, tạo áp lực đè lên khớp khiến 2 mặt khớp cọ sát vào nhau lâu ngày bị hao mòn và gây ra thoái hóa khớp.. Vì vậy nên có những tư thế tốt để giảm áp lực đè ép lên 2 mặt sụn khớp từ đó bảo vệ xương khớp được tốt hơn..

Vận động, thay đổi tư thế cơ thể thường xuyên

Đối với những công việc ngồi hoặc đứng thường xuyên trong nhiều giờ có thể làm cho máu không lưu thông gây cứng khớp, tê bì chân tay. Vì vậy nên thay đổi tư thế thường xuyên, nếu ngồi hoặc đứng quá lâu 1 chỗ thì hãy vận động nhẹ nhàng để cho xương khớp được hoạt động..

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp nhờ dấu hiệu từ cơ thể

Khi cơ thể có những vấn đề về xương khớp như đau nhức, sưng khớp khi vận động thì không nên chủ quan, vì đây rất có thể là những triệu chứng thoái hóa khớp gối và việc phải làm là nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám chữa bệnh kịp thời thì bệnh mới có cơ hội mau khỏi..

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7