Thoái hóa xương và những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Thoái hóa xương không chỉ khiến người mắc phải chịu những cơn đau nhức mãn tính mà còn có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác nếu không được khắc phục kịp thời.. Việc hiểu rõ được tính nguy hiểm của căn bệnh này, từ đó có biện pháp chủ động trong thăm khám và điều trị bệnh sớm là rất quan trọng.

1. Các nguy cơ gây thoái hóa xương và triệu chứng cơ bản

Thoái hóa xương có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với mỗi một nguyên nhân, tình trạng diễn tiến của bệnh cũng như biểu hiện bước đầu của các triệu chứng có thể sẽ có những khác biệt.

thoai-hoa-xuong_1
Hình ảnh thoái hóa xương khớp

1. Nguyên nhân

Về cơ bản, xương bị thoái hóa được gây ra bởi một số nguyên nhân cơ bản như sau:

  • Do tuổi tác: Tuổi tác ngày một cao, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ khiến cho chức năng của xương và các tổ chức liên quan đến nó như sụn khớp, dây chằng suy thoái theo. Vì vậy, dẫn đến hiện tượng thoái hóa xương.
  • Yếu tố giới tính: Theo thống kê thì nữ giới thường là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn. Nguyên nhân chính xác của vấn đề này hiện vẫn đang là sự quan tâm của giới khoa học.
  • Các chấn thương: Những người từng bị các chấn thương liên quan đến xương khớp sẽ có nguy cơ bị thoái hóa xương sớm cao hơn người bình thường.
  • Nguyên nhân nghề nghiệp: Việc thực hiện công việc có tính chất lao động nặng, lao động tay chân, xương thường xuyên phải chịu áp lực… rất dễ bị làm cho xương bị thoái hóa.
  • Tình trạng thừa cân: Áp lực từ việc cân nặng quá tải lên xương trong nhiều năm được xác định là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Do di truyền và các bệnh lý khác: Yếu tố di truyền hoặc do bản thân người bệnh mắc các bệnh lý về xương cũng khiến cho nguy cơ mắc bệnh tăng cao.

1.2. Triệu chứng

Khi bị thoái hóa xương, người bệnh thường sẽ có một số các biểu hiện cơ bản như:

  • Tình trạng xương khớp bị cứng. Đặc biệt là khi thức dậy bởi trải qua một giấc ngủ dài xương khớp không vận động nên bị cứng lại. Tình trạng này kéo dài một lúc và sau khi được xoa bóp thì các khớp, xương dần vận động bình thường trở lại.
  • Quá trình vận động sinh hoạt lao động bình thường bị hạn chế, kém linh hoạt.
  • Có thể xuất hiện các gai xương khiến cho các tổ chức liên quan bị tác động, gây ra các cơn đau khó chịu.
  • Tình trạng đau nhức xương khớp diễn ra âm ỉ. Tuy nhiên, cơn đau sẽ tăng lên vào buổi sáng sớm, buổi tối và khi người bệnh tham gia các hoạt động vận động, co duỗi xương khớp.

2. Những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa xương

Xương bị thoái hóa sẽ gây ra các cơn đau mãn tính là nguyên nhân khiến cho người bệnh dần dần bị cạn kiệt sức lực thể chất và tinh thần. Theo một số nghiên cứu khoa học thì chính thoái hóa xương dẫn đến tình trạng suy nhược ở người lớn tuổi. Nó khiến cho 80% bệnh nhân bị hạn chế khả năng hoạt động bình thường và khiến khoảng 20% người không thể thực hiện các vận động thường nhật.

Ngoài các vấn đề trên, thoái hóa xương còn khiến người mắc gặp khá nhiều biến chứng khác. Chúng dần dần tác động và để lại những hậu quả xấu, khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Các biến chứng đó bao gồm:

2.1. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ

Khi xương bị thoái hóa ở giai đoạn nặng, mãn tính thì người bệnh không chỉ bị đau khi thức dậy, khi vận động di chuyển. Các cơn đau đến âm thầm ngay cả khi người bệnh được nghỉ ngơi. Đó chính là nguyên nhân khiến cho những người bị thoái hóa xương thường than rằng họ bị mất ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc bởi các cơn đau hành hạ.

thoai-hoa-xuong_12
Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ do thoái hóa xương

Càng không được ngủ đủ giấc, các cơn đau lại càng tăng lên. Đồng thời, việc hạn chế vận động khi bị bệnh cũng khiến họ khó chịu và không thể thoải mái khi đi ngủ.

2.2. Hiệu suất công việc giảm

Xương bị thoái hóa, đồng nghĩa với việc hiệu suất công việc của người bệnh sẽ giảm sút rất nhiều. Trước tiên là ảnh hưởng của các cơn đau và sự hạn chế vận động khiến họ không thể hoàn thành tối đa công việc theo năng lực của bản thân. Thứ hai là họ sẽ mất nhiều thời gian trong việc thăm khám, điều trị và nghỉ ngơi hợp lý. Dẫn đến số ngày nghỉ phép phải tăng lên.

Bên cạnh công việc thì những hoạt động hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân, sửa soạn quần áo … cũng sẽ không được linh hoạt như trước. Nó sẽ bị chậm đi hoặc không đạt được yêu cầu như lúc bình thường.

2.3. Nguy cơ tăng cân

Việc bị đau và vận động bị hạn chế khiến cho người bệnh thường lười thực hiện các bài tập thể dục thể thao hoặc những vận động thư giãn cơ bản, ví dụ như đi bộ. Vì vậy, nguy cơ tăng cân ở những người bị bệnh xương khớp thường khá cao.

thoai-hoa-xuong_13
Nguy cơ tăng cân

Khi tăng cân, những biểu hiện của bệnh sẽ càng nặng hơn. Nó còn dẫn đến khả năng bị một số những biến chứng nguy hiểm khác như tăng huyết áp, tiểu đường hay tim mạch….

2.4. Hiện tượng vôi hóa xương và sụn khớp

Xương bị thoái hóa có thể làm cho các tinh thể canxi ở trong sụn và xương có cơ hội được hình thành. Khoa học gọi đây là hiện tượng vôi hóa xương và sụn khớp

Chứng vôi hóa xương và sụn khớp càng làm cho bệnh thoái hóa xương diễn ra với những biểu hiện trầm trọng hơn. Sự chuyển động của những tinh thể canxi này sẽ khiến cho các cơn đau diễn ra nhiều, dữ dội hơn.

2.5. Chứng lo âu, trầm cảm

Các cơn đau do xương khớp khiến sức khỏe tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng tiêu cực. Có đến hơn 40% những người tham gia và một số nghiên cứu về mối tương quan giữa thoái hóa xương và triệu chứng trầm cảm đều có biểu hiện lo lắng tăng khi đau.

thoai-hoa-xuong_14
Trầm cảm do các cơn đau thoái hóa xương

Các chuyên gia đã nhận định rằng, việc mắc phải thoái hóa với các cơn đau mãn tính là nguyên nhân khiến cho người bệnh bị thêm các bệnh trầm cảm khác. Sự kết hợp giữa những yếu tố này khiến cho người bệnh càng thêm suy nhược về mọi mặt. Nó làm cho cuộc sống của bệnh nhân trở nên ảm đạm, thiếu sinh lực. Có thể nói, đây là một trong những biến chứng chậm nhưng lại nguy hiểm nhất.

2.6. Các biến chứng khác

Ngoài những biến chứng cơ bản trên, người bị thoái hóa xương còn có thể bị một số những biến chứng khác. Bao gồm:

  • Nguy cơ cơ bị hoại tử xương do các vấn đề viêm nhiễm không thể kiểm soát sau thoái hóa.
  • Hiện tượng nhiễm trùng, chảy máu trong do các biến dạng từ thoái hóa xương.
  • Cấu trúc xương yếu đi, áp lực từ trọng lượng và các ngoại lực bên ngoài có thể khiến cho khả năng gãy xương tăng cao.
  • Các tổ chức liên quan đến xương như gân, dây chằng xung quanh vùng thoái hóa bị tổn thương.
  • Các dây thần kinh liên quan bị chèn ép, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận khác, ví dụ như các chi…

Có thể thấy, thoái hóa xương là một trong những bệnh lý có thể khiến người bệnh phải chịu khá nhiều các biến chứng nguy hiểm. Tuy không phải bệnh nhân nào cũng sẽ bị các biến chứng trên, nhưng chúng hoàn toàn có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Việc có những kiến thức cơ bản về bệnh và tự xây dựng ý thức phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ là điều nên làm. 

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7