Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Có nhiều vấn đề mà người bị thoát vị đĩa đệm cần kiêng khem. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng lão hóa của hệ thống sụn khớp và đĩa đệm. Khi đĩa đệm trở nên già nua, giảm chức năng giảm sóc kém, nhân nhầy đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí của nó qua các vết rạn nứt bao bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm do nhiều nguyên nhân gây nên:

  • Chấn thương cột sống: Lao động quá sức, nâng vác vật nặng ở tư thế không phù hợp hoặc ngồi, cúi, xoay người sai tư thế cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm.
  • Do tuổi tác: Những người ở độ tuổi từ 30-60 có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao nhất. Khi tuổi ngày một cao, đĩa đệm bị mất dần nước và trở nên khô, lâu dần khiến vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa, bên trong nhân nhầy sẽ phình ra. Khi đĩa đệm ngày càng suy yếu, sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, các nhân nhầy bên trong có thể sẽ bị vỡ ra và đây được gọi là hiện tượng thoát vị đĩa đệm.
  • Nguyên nhân do bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, nguyên nhân mà ít người chú ý đến đó là do yếu tố bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo cột sống…
  • Thừa cân, béo phì: Cơ thể có trọng lượng quá nặng sẽ làm tăng sức nặng cho cột sống, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Một số nguyên nhân khác: Thoát vị đĩa đệm cũng có thể xảy do tai nạn hoặc chấn thương cột sống. Bên cạnh đó, việc ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng, sử dụng chất kích thích hoặc do yếu tố di truyền cũng là những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.

Nếu không được theo dõi, thăm khám và điều trị đúng cách, thoát vị càng nặng từ đó càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, làm việc nặng, thậm chí có thể đau sau mỗi cơn ho…
  • Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh có thể bí tiểu, tiểu không tự chủ,… đây là hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
  • Đau thần kinh tọa: Người bệnh xuất hiện những cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
  • Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông để nuôi cơ khiến cơ tại chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
  • Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất đi cảm giác linh hoạt, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
  • Liệt: Nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể

Đó là lý do mà rất nhiều bệnh nhân muốn tập luyện phục hồi chức năng cải thiện tình trạng bệnh. Vấn đề nhiều người băn khoăn không biết thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không? Câu trả lời chính xác sẽ được giải đáp cụ thể trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không là câu hỏi của nhiều người

Đi xe đạp cũng là một trong những cách luyện tập trong trị liệu phục hồi chức năng cho một số bệnh lý, trong đó có các bệnh về cơ – xương – khớp. Nhưng khác với đi bộ, không phải ai bị thoát vị đĩa đệm đạp xe đạp cũng tốt. Ngay cả những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng biện pháp đạp xe đạp thì khi luyện tập cũng cần hết sức thận trọng và lưu ý.

Trường hợp có thể áp dụng biện pháp đạp xe để trị liệu bệnh thoát vị đĩa đệm là những bệnh nhân có mức độ thoát vị nhẹ, hoặc thoát vị không kèm theo các triệu chứng khác như gai cột sống, thoái hóa xương sụn, hoặc những bệnh nhân đã trải qua một giai đoạn trị liệu và có biểu hiện được cải thiện bệnh tương đối tốt.

Việc đạp xe không đơn giản và dễ kiểm soát như so với việc đi bộ nên áp dụng như thế nào và ai được áp dụng cần cân nhắc kỹ lưỡng và đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc quan trọng nhất của bài tập này.

Khi đó, đạp xe có thể giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đạt được các lợi ích sau đây:

  • Củng cố khối liên kết cấu trúc cột sống
  • Tăng cường sự đàn hồi linh động cho đĩa đệm, giúp cải thiện độ giảm sóc trong các va chạm của các đốt sống với nhau khi vận động
  • Củng cố sức mạnh cho các khối cơ bao quanh cột sống, giúp ổn định tổ chức xương khớp và đĩa đệm, “cách ly” xương khớp với các va chạm bất lợi bên ngoài.
  • Giúp giảm bớt calo trong cơ thể, giảm mỡ, giảm béo hữu hiệu. Việc này giúp giảm bớt áp lực cho hệ thống xương khớp trong cơ thể, giúp đĩa đệm co lại về vị trí cũ thuận lợi hơn.

3. Những điều cần biết khi đạp xe cho người bị thoát vị đĩa đệm

Như đã nói, không phải ai bị thoát vị đĩa đệm cũng nên đạp xe. Ngay cả khi được phép đạp xe để luyện tập cho bệnh nhân phục hồi chức năng cũng cần nhớ những lưu ý sau đây:

  • Khởi động ký trước khi bắt đầu lộ trình đạp xe mỗi ngày
  • Chọn trước lộ trình đạp xe “an toàn” nhất. Việc này rất quan trọng vì người bị thoát vị đĩa đệm không nên đạp xe trên cung đường quá nhiều chướng ngại vật, cung đường xấu và quá nhiều khúc cua. Tốt nhất nên đạp xe trên cung đường thẳng hoặc vòng cung với độ “cua” rộng nhưng không thường xuyên
  • Nên dùng loại xe nhẹ nhàng, vừa chân, yên xe êm, có bộ giảm sóc tốt
  • Nên đạp xe với tốc độ vừa phải, ban đầu chậm và tăng dần tốc độ nhưng không nên quá mức kiểm soát, duy trì tốc độ chạy bình ổn.
  • Không nên đạp xe quá sức và trong thời gian kéo dài
  • Duy trì đều đặn để đạt được hiệu quả tốt hơn
  • Đảm bảo an toàn trong khi đạp xe, tránh tối đa nguy cơ va chạm, ngã đổ khi đạp xe,…
Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp cần chú ý tránh bị ngã xe

Nhớ những lưu ý trên đây sẽ giúp bạn đạt được giá trị của bài tập trị liệu cho bệnh thoát vị đĩa đệm tốt nhất, không còn phải quá băn khoăn việc thoát vị đĩa đệm có nên đi xe đạp không. Chỉ cần bạn chắc chắn rằng đã hiểu về đặc trưng của bệnh, thể trạng bệnh, mức độ bệnh của thể của bản thân và hiểu về tác dụng cũng như những lưu ý của việc đạp xe, những nguy cơ có thể gặp khi tập sẽ được kiểm soát tối đa. Để được tư vấn thêm về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy gọi cho chuyên gia tư vấn của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7