Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cần điều trị sớm
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy đến do chấn thương hoặc quá trình lão hóa, thoái hóa đốt sống cổ. Người bệnh cần điều trị sớm, nếu không sẽ khiến đĩa đệm chèn ép tủy sống và gây ra tình trạng tổn thương, phù dập tủy, không chỉ gây đau mà còn để lại những di chứng nặng nề như bại các chi.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là gì?
Trên cơ thể con người có khoảng 33 đốt sống, được chia làm đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống lưng eo, xương cùng, xương cụt. Các đốt sống liên kết với nhau bởi các đĩa đệm ở giữa.
Đĩa đệm gồm có nhân nhầy bên trong và lớp vỏ bao bên ngoài. Đĩa đệm có tác dụng giảm chấn khi vận động và giữ cho các đốt xương không tỳ đè trực tiếp lên nhau, gây đau.
Do ngoại lực tác động khi bị tai nạn hoặc ngã, vấn đề tuổi tác, mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, thoái hóa… Lớp vỏ bao có thể bị rách khiến cho nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn vào dây thần kinh cũng như tủy sống và gây ra các cơn đau, từ cổ lan xuống vai và ra nhiều bộ phận khác. Nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến người bệnh bị suy giảm chức năng vận động.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bắt đầu từ cổ với cảm giác đau và tê. Tiếp đó lan xuống vai, 2 tay, da đầu. Cơn đau có khi âm ỉ, có khi dữ dội, lúc lại mơ màng như có như không. Các cơn đau tăng lên khi người bệnh ngoái cổ, hay lao động.
Thoát vị đĩa đệm cột sống có có nhiều mức độ. Ở mức độ nhẹ thường khó nhận biết, nhiều người không biết mình có bệnh. Chỉ khi cơn đau xuất hiện, lan xuống vai, không thể cầm nắm chắc chắn các vật dụng mới nhận ra.
2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Một số người do thường xuyên phải mang vác vật nặng như những người làm công việc khuân vác tại các cầu cảng, chợ đầu mối… rất dễ bị thoát vị đĩa đệm do sức nặng tạo ra lực ép lên cột sống cổ.
Một số trường hợp bị chấn thương do vấp ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, ngoại lực tác động lên cổ khiến cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm.
Nhiều người có thói quen ngủ ngồi, nằm nghiêng khi ngủ, nhân viên văn phòng thường ngủ gục trên bàn vào giờ ngủ trưa, người làm việc thường xuyên với máy tính thường cúi xuống nhìn màn hình cũng là đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ rất cao.
Ít vận động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân gây thoát vị. Nhất là trong xã hội hiện đại, nhiều người thường xuyên dành thời gian cho truyền hình cáp, điện thoại thông minh, máy tính bảng.
Những người có thói quen xấu, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
Do di truyền, những người có cha mẹ, ông bà là người bệnh thoát vị đĩa đệm thì khả năng mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn so với người bình thường.
3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lúc đầu không có những biểu hiện cụ thể. Ngay cả khi gây đau thì nhiều người vẫn cho rằng đau mỏi cổ – vai – gáy bình thường, không đi khám và tầm soát ngay lập tức. Thời gian ủ bệnh càng lâu càng khiến nguy cơ bị biến chứng càng lớn, khó trị dứt điểm.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm cổ ban đầu chỉ là những cơn đau gia tăng dần ở cổ – vai – gáy. Sau đó, đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn lên các rễ thần kinh, chèn ép tủy sống, cơn đau dần trở nên dễ dội khiến cho người bệnh không thể chịu đựng. Tiếp đó tay sẽ mất dần cảm giác, và nếu không điều trị ngay thì người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn.
4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Dưới đây là 3 cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến hiện nay:
4.1. Dùng thuốc
- Thuốc tây y: Người bệnh thường được chỉ định dùng 1 số loại thuốc như: Thuốc giảm đau thông thường (aspirin, paracetamol); Thuốc giảm đau không steroid (ibuprofen, naproxen, celecoxib); Thuốc giãn cơ (carisoprodol, methocarbamol, cyclobenzaprine) và 1 số loại thuốc bổ thần kinh nhóm B (B1, B6, B12).
- Thuốc đông y: Là các vị thuốc trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định dùng để đả thông kinh mạch, bồi bổ khí huyết trong cơ thể, từ đó giảm đau, ngừa viêm hiệu quả.
4.2. Vật lý trị liệu
Đây là cách chữa an toàn, hiệu quả được nhiều người tin dùng. Một số cách vật lý trị, liệu được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là điện trị liệu, nhiệt trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, siêu âm…
4.3. Phẫu thuật
Một số phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường được ứng dụng là: Mổ hở, mổ nội soi, gắn đĩa đệm silicon, mini-COD… Phẫu thuật cho hiệu quả nhanh nhưng chỉ được khuyến khích khi người bệnh đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng không đem lại kết quả tích cực do cách làm này ẩn chứa nhiều nguy cơ biến chứng.
5. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên ăn gì?
Ngoài thuốc và những phương pháp chữa bệnh, người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể cải thiện bệnh lý và khắc phục tình trạng đau nhức bằng một số loại thực phẩm được khuyên dùng trong cuộc sống hằng ngày như:
5.1. Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin
Chất xơ có trong các loại rau, củ quả có vai trò rất tốt đối với cơ thể con người. Nó không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú, bệnh viêm túi ruột già và các bệnh về xương khớp( trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm)….Những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như súp lơ xanh, bí đỏ, rau cải, cam quýt, đều là những loại thực phẩm rất tốt cho hệ xương khớp. Việc bổ sung những loại thực phẩm này có thể làm giảm đi các triệu chứng của bệnh.
Các loại Vitamin như Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E , vitamin B và Vitamin K, giúp chống viêm, giảm sưng đau, tăng sự co dãn cho xương khớp và hạn chế sự hình thành của các cơn đau vai gáy cũng như ngăn chặn phần nào các biến chứng xảy ra. Chúng ta có thể bổ sung các Vitamin trên trong các bữa ăn hằng ngày bằng các thực phẩm như: cải bẹ xanh, bông cải xanh, cà chua, bí đỏ, cà rốt, đậu bắp, dưa chuột, kiwi, đu đủ, việt quất, dâu tây, cherry, bơ, chuối, bưởi, cam, quýt…
5.2. Thực phẩm chứa acid béo có lợi và canxi
Những loại thực phẩm chứa nhiều axit béo có lợi hầu hết đều chứa omega -3 có tác dụng ngăn chặn phản ứng của những tác nhân gây nên tình trạng viêm khớp. Đồng thời làm giảm tình trạng căng đau và làm giảm những triệu chứng do tình trạng viêm đau khớp gây ra. Các loại bổ sung axit béo có lợi gồm: Tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, tảo…Đồng thời những thực phẩm này cũng chứa nhiều canxi tốt cho xương khớp làm giảm tình trạng thoái hóa sớm xương khớp.
5.3. Thực phẩm chứa nhiều Magie
Những loại thực phẩm có chứa nhiều magie như: yến mạch, rau cải xanh, khoai tây, hạt điều, bắp cải…giúp làm giảm những cơn đau mỏi vai gáy và những cơn đau nhức ở xương khớp. Vì vậy mà việc bổ sung những loại thực phẩm có chứa magie giúp cho xương khớp được khỏe mạnh và phòng tránh bệnh được tốt nhất.
Ngoài những thực phẩm nên sử dụng hàng ngày như ở trên thì chúng ta cần tránh và kiêng dùng những thực phẩm có thể có tác dụng không tốt đối với bệnh như:
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, nước ngọt có ga để tránh giãn tĩnh mạch làm cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn và khó điều trị.
- Không ăn những thực phẩm chứa cholesterol và lipit như: xúc xích, lạp xưởng, thịt mỡ và những loại đồ ăn nhanh hoặc bánh ngọt…Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà sử dụng những loại thực phẩm này sẽ tạo ra các phản ứng viêm và làm cho người bệnh gặp nhiều cơn đau hơn và việc điều trị cũng trở nên khó hơn.
- Không ăn đồ ăn quá mặn và nhiều muối vì đồ ăn mặn sẽ tăng nồng độ axit uric trong máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh xương cốt.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những thông tin hữu ích về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy liên hệ chuyên gia tư vấn hoặc để lại thông tin chuyên gia sẽ gọi lại tư vấn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt