Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Triệu chứng đặc trưng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là cảm giác đau cổ gáy, lan ra vai và xuống tay khiến cho tay khi đưa ra sau khó khăn. Phương pháp điều trị và phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là một yêu cầu cấp thiết với đời sống xã hội, cần sự kết hợp của các chuyên ngành nội, ngoại khoa.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân, triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu do quá trình thoái hóa cột sống, hậu quả từ thói quen như làm việc, sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là những người làm việc văn phòng thường hay ngồi sử dụng máy tính nhiều giờ, người ít vận động giúp tăng quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nhiều hơn.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khởi phát từ từ (khác với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường khởi phát đột ngột sau chấn thương, mang vác nặng ), số bệnh nhân có hội chứng cổ chiếm tỉ lệ cao nhất (59,46%), hội chứng rễ – tủy (56,75%), hội chứng rễ (24,32%) và hội chứng tủy cổ (18,91%). Các hội chứng có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời và gây ra các biểu hiện đau khác nhau.
- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh: có biểu hiện tê, đau, yếu cơ ở cổ, gáy, vai và cánh tay, bàn tay.
- Hội chứng chèn ép tủy: rối loạn cảm giác lúc đau nhẹ hoặc không đau ở cột sống cổ lâu dần có biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn phản xạ và cơ vòng, mất chủ động.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: chóng mặt ù tai, mắt mờ từng cơn, đau ở phần sau hốc mắt, đỏ mặt đột ngột, hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.
- Hẹp ống cổ bẩm sinh: người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở giai đoạn nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng lâm sàng nặng. Một đặc điểm khác là thoát vị thường xảy ra cùng lúc ở nhiều đĩa đệm.
Cảm giác đau, tê là biểu hiện nổi bật mà người bệnh thường gặp phải. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây ra cảm giác đau cổ gáy, thường lan ra vai và xuống cánh tay khiến vận động của tay khi đưa ra sau lưng hoặc lên cao bị hạn chế. Cũng có những lúc người bệnh xuất hiện cảm giác đau mỏi nhưng mơ hồ và không rõ ràng.
Cảm giác tê ở cẳng tay, bàn tay và ngón tay thường tăng lên sau khi người bệnh phải làm việc nhiều hoặc khi lái xe máy. Khi xuất hiện cảm giác tê, người bệnh thường có cảm giác lạ khi cầm nắm đồ vật.
2. Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thường thì điều trị nội khoa người bệnh sẽ sử dụng thuốc và kết hợp với vật lý trị liệu sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Nhưng điều này cần phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp điều trị bằng vật lý trị liệu nhưng sai cách còn khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ thực hiện khoét bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị đi. Nếu trong trường hợp phẫu thuật cùng một lúc hai đĩa đệm trở lên người bệnh cần dùng nẹp vít để cố định cột sống.
Đĩa đệm bị thoát vị phổ biến ở những người trong độ tuổi 30 và 40. Mặc dù những người trung niên và lớn tuổi có nhiều nguy cơ hơn nếu họ tham gia vào hoạt động thể chất nặng. Theo thống kê, hiện có khoảng 8% bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng cổ.
Ngoài cách dùng thuốc, vật lý trị liệu hay phẫu thuật ra thì bệnh nhân có thể điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bằng những cách như sau:
2.1. Bằng mẹo
Nếu bạn đang sống một cuộc sống bận rộn với gia đình, công việc mà còn phải sống chung với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì lời khuyên hữu ích là nên giảm các hoạt động lại (dọn dẹp nhà cửa, lái xe…). Trong khi bạn nghỉ ngơi thì hãy tìm một vị trí thoải mái nhất. Bạn có thể đặt một chiếc khăn cuộn lên cổ hoặc một chiếc gối dưới gáy để giúp cổ của mình ở vị trí trung lập.
Nghỉ ngơi không có nghĩa là bò vào giường, ở bất động trong hơn một hoặc hai ngày. Điều này có hại vì nó sẽ làm cứng các cơ cổ, làm các cơn đau cổ tăng lên trong thời gian dài.
2.2. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng nhiệt
Với phương pháp này sẽ giúp xâm nhập sâu đủ để thực sự làm giảm viêm, vì vậy sử dụng bất cứ cách nào bạn cảm thấy tốt nhất. Bất kể bạn chọn lạnh hoặc nhiệt thì chỉ nên giữ nó khoảng 20 phút tại một điểm và tối đa là 40 phút. Quấn lạnh hoặc nguồn nhiệt trong một chiếc khăn – không bao giờ đặt nó trực tiếp lên da để tránh bị bỏng nhiệt (bỏng lạnh).
2.3. Phương pháp kéo giãn
Một khi bạn cảm thấy thoải mái hơn thì bác sĩ sẽ cho phép thực hành các bài tập kéo để giảm đau cổ và cải thiện tính linh hoạt.
2.4. Di chuyển
Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục là một cách hiệu quả để điều trị đau cổ. Ba mươi phút tập thể dục aerobic (đi bộ, đi xe đạp, bơi lội) mỗi ngày có thể cải thiện lưu lượng máu, nuôi dưỡng cột sống để giữ cho nó được luôn khỏe mạnh.
2.5. Thay đổi tư thế
Tư thế xấu là một nguyên nhân lớn làm bạn đau cổ. Hãy suy nghĩ về tư thế của bạn mỗi khi ngồi, đứng, hoặc nâng. Luôn luôn cố gắng giữ cho đầu và cổ thẳng, tránh cúi gập.
3. Phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bạn có thể phòng ngừa được thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nếu thực hiện chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, phòng chống loãng xương, tránh dùng các phụ gia độc hại trong thực phẩm. Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc, rượu bia. Lao động phù hợp với sức khỏe, tránh việc làm việc quá nặng. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng hàng ngày như:
- Tập thể dục mỗi ngày.
- Đối với những người làm văn phòng, tốt nhất là không nên ngồi ì một chỗ quá lâu, cứ sau thời gian 30 – 40 phút hãy đứng lên và vận động ở cổ, tay và vai. Ngoài ra, những động tác massage cũng đằng sau gáy cũng làm cho quá trình thoái hóa diễn ra chậm hơn.
- Khi thời tiết vào mùa lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm vùng cổ những khi đi ngủ và lái xe là vô cùng quan trọng.
- Cần tuyệt đối tránh những hoạt động làm ảnh hưởng tới cổ như đeo túi xách, mang vác vật quá nặng hoặc xách đồ bằng một tay.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khởi phát và âm thầm tiến triển, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Khi xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh, bạn cần thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa ngay để có hướng điều trị phù hợp nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt