Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 – Đừng chủ quan
Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, gây nhiều phiền toái cho người bệnh hiện nay. Trong đó, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là hai vị trí thường gặp và dễ để lại di chứng nguy hiểm, thậm chí là liệt toàn thân.
Nội dung bài viết
1. Vị trí cột sống thắt lưng L4 L5
Giải phẫu
Theo cấu trúc giải phẫu, vùng thắt lưng của mỗi người bao gồm 5 đốt từ L1 đến L5. Đốt sống thắt lưng L4 L5 là hai đốt nằm ở vị trí thấp nhất của cột sống thường xuyên chịu lực tác động từ trên xuống. Các đốt sống L4 L5 kết hợp phần đĩa đệm và các mô mềm cùng với dây thần kinh hỗ trợ cơ thể vận động linh hoạt theo các hướng khác nhau.
Định nghĩa
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng phần đĩa đệm tại vị trí này bị lệch so với vị trí ban đầu, phần bao xơ bị tổn thương hoặc bị rách khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép các rễ thần kinh, ống sông và mạch máu xung quanh. Biểu hiện thoát vị đĩa đệm tại hai vị trí này có thể là đốt sống L4 trượt về phía trước lên trên đốt L5 hoặc giữa đốt L4 và L5 có rễ dây thần kinh bị nhân nhầy chèn ép.
L4 L5 là hai vị trí thấp nhất của cột sống có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao
2. Nguyên nhân và triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân thường gặp khiến cột sống thắt lưng L4 L5 bị thoát vị bao gồm:
- Thoái hóa tự nhiên do tuổi tác ở giai đoạn tuổi trung niên trở về sau.
- Các tư thế đứng hoặc ngồi sai khiến thắt lưng ở vị trí L4 L5 chịu lực tác động lớn và thường xuyên.
- Do tính chất công việc phải đứng quá lâu hoặc ngồi nhiều, mang giày cao gót liên tục.
- Khuân vác các vật nặng, lao động hay vận động quá sức hay các hoạt động như xiếc, uốn dẻo, múa khiến cơ thể thay đổi tư thế đột ngột.
- Các chấn thương vùng thắt lưng, cột sống do tai nạn, đánh, đá, va đập,…
- Người thân trong gia đình bị thoát vị đĩa đệm hay bố mẹ có mang gen biểu hiện.
- Người bị dị tật bẩm sinh như vẹo cột sống, hẹp cột sống,…
- Người mắc bệnh béo phì hoặc có chỉ số cân nặng cao trong khi chỉ số chiều cao thấp,…
Chính vì vậy mà người trẻ hiện nay bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng ở đốt L4 L5 có xu hướng tăng lên và nằm trong nhóm đối tượng là dân làm việc văn phòng, các kế toán viên, giáo viên, lễ tân, thợ may, công nhân kỹ thuật nhà máy,…
Giáo viên là một trong số những đối tượng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng
Các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 sẽ có các triệu chứng điển hình như:
- Các cơn đau dữ dội ở vùng thắt lưng đi kèm là cảm giác tê cứng, khó gập người, nhói buốt và cảm giác như kim châm.
- Vận động xoay người, ngồi xuống đứng dậy hay đi lại gặp khó khăn, đau nhiều hơn khi cố gắng cử động, ho hoặc hắt hơi.
- Các ngón chân khó cử động, khó duỗi thẳng, tê bì các chi nhất là chi dưới, cơn đau lan dần từ thắt lưng xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân.
- Một số trường hợp đi kèm với biểu hiện đau, tức bụng hoặc buồn nôn, rối loạn đại tiểu tiện,…
3. Chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Chẩn đoán
Để phát hiện và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất đối với chứng thoát vị đĩa đệm đoạn L4 L5, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng như đau lưng, tê cứng hai chi dưới, vận động, đi lại khó khăn,… Việc thăm khám qua sờ nén hay quan sát tư thế của bệnh nhân có thể phát hiện các tật ở cột sống.
- Thực hiện các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng, chụp MRI. Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp điện cơ trong trường hợp nghi ngờ các bệnh lý rễ dây thần kinh.
Điều trị
Có hai phương pháp điều trị được ứng dụng phổ biến là nội khoa với thuốc và vật lý trị liệu hoặc ngoại khoa thông qua mổ hở, mổ nội soi hoặc mổ vi phẫu.
Hầu hết các trường hợp bệnh nhân đều được điều trị bằng các phương pháp nội khoa như:
- Sử dụng thuốc bao gồm các loại giảm đau, chống viêm, chống cơ giãn cơ như paracetamol, corticosteroid, meloxicam,…
- Sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, massage, tập yoga, châm cứu, thực hiện các bài tập dành riêng cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng,…
Thực hiện các bài tập thể dục dành riêng cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng L4 L5
Điều trị ngoại khoa sẽ được áp dụng với các trường hợp nặng hay khi các phương pháp điều trị bằng nội khoa lâu ngày nhưng không mang lại hiệu quả. Các kỹ thuật ngoại khoa được áp dụng bao gồm:
- Mổ hở truyền thống để lấy phần nhân nhầy bị thất thoát ra ngoài bao xơ gây chèn ép hay tổn thương các vùng xung quanh thông qua vết cắt trên da ở vị trí vùng thoát vị đã được xác định.
- Mổ nội soi là kỹ thuật hiện đại được áp dụng với các ca bệnh cần có sự can thiệp phẫu thuật. Phương pháp này nhằm mục đích tương tự mổ hở nhưng an toàn, tính thẩm mỹ cao và cho khả năng phục hồi hậu phẫu thuật nhanh chóng.
- Mỗ vi phẫu tương tự mổ hở nhưng vết cắt chỉ là một đường nhỏ để lấy phần nhân nhầy ra khỏi vị trí chèn ép. Phẫu thuật vi phẫu chỉ được áp dụng điều trị với các trường hợp thoát vị đĩa đệm thắt lưng và thoát vị cổ khi bao xơ chưa rách.
4. Làm gì để phòng tránh thoát vị đĩa đệm L4 L5
Bạn nên chú ý một số vấn đề sau để tránh là đối tượng tiếp theo của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học mỗi ngày với các loại thực phẩm giàu chất xơ, và giàu canxi như tôm, cua, cá,… hạn chế tối đa các chất béo, thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ đảm bảo hệ xương khớp được nuôi dưỡng tốt nhất.
- Thường xuyên có chế độ vận động thể thao phù hợp, tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
- Tránh các loại đồ uống có cồn, bia rượu, chất kích thích, nước có gas,… vì chúng có chứa các chất làm phá hủy xương.
- Không lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, thuốc có thành phần corticoid.
- Không ngồi hay đứng quá lâu, nếu vì công việc thì nên có thời gian thư giãn, vận động và đi lại nhẹ nhàng.
- Không mang vác các vật nặng quá sức, chú ý các tư thế khi khuân vác để tránh làm tổn thương cột sống.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là các giúp bạn biết rõ nhất tình trạng sức khỏe của cơ thể
Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra cho người bệnh vô cùng khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa việc điều trị bệnh còn gặp nhiều vấn đề tùy thuộc vào sức khỏe cũng như thể trạng của bệnh nhân. Do đó hiểu biết và có biện pháp phòng tránh bệnh sớm là điều cần thiết. Lời khuyên tốt nhất là bên cạnh chế độ sống lành mạnh và khoa học thì bạn nên khám sức khỏe định kỳ để biết được chính xác tình trạng cơ thể.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt