Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hay thoát vị đĩa đệm cột sống cổ xảy ra ở nhiều đối tượng, không chỉ ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh này cũng rất cao. Vậy thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì? Cùng tìm đáp án qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ xảy ra khi phần đĩa đệm bị xơ yếu, sự đàn hồi mất đi, vòng sợi bên ngoài bị đứt. Vì vậy, phần nhân keo bị thoát và chèn vào phần tủy sống, dây chằng và rễ thần kinh.
Theo nghiên cứu thì có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đó là:
- Yếu tố khách quan: thoái hóa sinh học do tuổi tác cao, nghề nghiệp đặc thù phải mang vác nặng, hay cúi người (dân văn phòng, nha sĩ, thợ xây,…), di truyền, các loại bệnh lý…
- Yếu tố chủ quan: thói quen sinh hoạt sai tư thế, sử dụng thuốc lá, stress, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thức khuya,…
2. Triệu chứng của bệnh
Mỗi bệnh lý xảy ra đều có những dấu hiệu nhận biết nhất định, đối với bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có 2 loại dấu hiệu để nhận biết, đó là dấu hiệu lâm sàng và dấu hiệu cận lâm sàng.
2.1. Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu lâm sàng là những dấu hiệu có tính cơ học, tự bản thân người bệnh có thể cảm nhận được dấu hiệu này thông qua những thay đổi bất thường của cơ thể. Cụ thể như:
- Đau nhức lan nhanh: Cơn đau có thể xuất phát tại đốt sống cổ sau đó lan rộng ra các vùng lân cận như bả vai, cánh tay, hoặc thậm chí lan đến sau đầu và hốc mắt.
- Cảm giác ngứa ở tay và chân: Cảm giác tê ngứa xuất phát từ cổ và lan ra vùng tay và chân khi khối thoát vị chèn vào tủy sống.
- Vận động khó khăn, không linh hoạt: Khi cử động, vùng cổ và tay bị hạn chế. Các động tác dơ tay lên cao hoặc đưa tay ra sau rất khó khăn; động tác cúi đầu hoặc quay cổ khi thực hiện sẽ cảm giác đau nhức.
- Yếu cơ: Khi khối đĩa đệm chèn vào tủy sống, các múi cơ sẽ yếu đi khiến việc đi lại của bệnh nhân trở nên khó khăn. Nếu phần cơ tiếp tục yếu đi, bệnh nhân sẽ cảm giác bị run chân khi vận động.
- Một vài dấu hiệu khác: Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn có một vài biểu hiện như cảm giác tức, đau 1 bên ngực, táo bón, bí tiểu và khó thở.
2.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Triệu chứng cận lâm sàng được xác định qua một số loại máy móc kiểm tra, xét nghiệm, có tính chính xác cao. Chúng ta có thể hiểu nó là những dấu hiệu chẩn đoán mà người ta phân biệt được thoát vị đĩa đệm với các bệnh khác. Cụ thể như:
- Phần đĩa đệm không đúng vị trí, có thể chèn ra trước hoặc sau đốt sống.
- Nhân nhầy bị lệch khỏi vị trí thông thường.
- Cột sống cổ bị cong vẹo, chiều cao đốt sống giảm.
- Rễ dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép.
3. Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ nếu để lâu sẽ không tốt cho cơ thể con người. Một số biến chứng mà căn bệnh gây nên mà bạn dễ dàng cảm nhận được là:
- Thiếu máu lên não: Thoát vị đĩa đệm không chỉ chèn ép dây các thần kinh mà còn khiến quá trình lưu thông máu trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các bệnh nhân có cảm giác hoa mắt, đau đầu, chóng mặt do lượng máu lên não không đủ, quá trình sản sinh oxi bị đình trệ.
- Liệt tay chân hoặc liệt ½ cơ thể: Có thể nói đây là biến chứng nặng nề nhất của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Nó xảy ra khi rễ thần kinh số 2 và số 3 bị chèn ép nặng nề.
- Hội chứng giao cảm cổ sau: Hội chứng này có một số biểu hiện như mất cảm giác thăng bằng, nghe nuốt khó khăn,… Nếu hội chứng này diễn biến nặng hơn, khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân cũng khó khăn hơn, thậm chí không thể tự đi 1 mình mà phải cần có người dìu đỡ.
4. Phương pháp điều trị
Hiện nay, có 2 nhóm phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là điều trị phẫu thuật và điều trị không cần phẫu thuật:
- Điều trị không cần phẫu thuật: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm khi cơn đau mới bắt đầu xuất hiện. Nếu cơn đau tiếp tục xảy ra, các bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm 1 số phương pháp như vật lý trị liệu, thực hiện các bài tập, kéo đốt sống cổ.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu đã thực hiện các biện pháp không cần phẫu thuật bên trên mà cơn đau vẫn dai dẳng không dứt, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ tư vấn nên phẫu thuật hay không.
5. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Hãy thực hiện những điều sau để có thể phòng ngừa thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ngay từ bây giờ:
- Thường xuyên vận động, mỗi ngày tập thể dục khoảng 30 – 45 phút.
- Giữ ấm phần cổ bằng khăn ấm.
- Không làm việc liên tục với máy tính, không ngồi quá lâu ở 1 tư thế. Cách 30 – 45 phút bạn nên đứng dậy đi lại xung quanh rồi có thể tiếp tục làm việc sau.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý: Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều các thực phẩm giàu axit béo Omega-3, thực phẩm giàu canxi và vitamin D, ăn nhiều trái cây tươi và các loại rau xanh đậm.
- Tránh mang vác các vật nặng, không cố sức để nhấc các vật nặng lên.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để kịp thời chữa trị khi bệnh có chuyển biến xấu.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt