Thoát vị đĩa đệm L5 S1 và những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là một trong những vị trí thoát vị gặp ở rất nhiều bệnh nhân khi đến thăm khám, chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp. Vậy ký hiệu L5 S1 thể hiện điều gì, bệnh có thể nhận biết qua dấu hiệu nào, cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 là gì?

Thoát vị đĩa đệm L5 S1

Có thể hiểu đơn giản, thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1 là bệnh thường gặp, vị trí cụ thể là vùng thắt lưng dưới. Trong đó các ký hiệu L5, S1 biểu hiện cho phần đốt sống thứ 5 tại thắt lưng (L5) và phần xương cùng đầu tiên (S1) là đoạn cuối của cột sống.

Đây là đoạn cột sống đóng vai trò quan trọng, nhờ nó mà cơ thể mới cử động linh hoạt, thực hiện các động tác xoay, cúi hay nghiêng người.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L5 S1

Các chuyên gia xương khớp cho biết, thoát vị đĩa đệm lưng L5 S1 xảy ra do các nguyên nhân sau:

2.1. Do tư thế vận động, lao động không đúng

Các cử động nâng, nhấc vật nặng; tư thế ngồi làm việc không đúng khiến cột sống dễ bị tổn thương, suy yếu. Chính vì thế nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

2.2. Do yếu tố tuổi tác

Tuổi tác cũng đóng một phần làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống L5 S1. Do xương khớp bị thoái hoá, mật độ xương, cột sống giảm do đó dễ bị nứt, vỡ, gãy, tổn thương khiến nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài

2.3. Do tai nạn, chấn thương

Các tổn thương dù nặng hay nhẹ sau chấn thương, va chạm tại cột sống cụ thể là vùng L5 S1 đều khiến đĩa đệm và hệ thống gân cơ, dây chằng bị ảnh hưởng, tổn thương khi không được nghỉ ngơi, chăm sóc đúng cách có thể gây đau nhức kéo dài và thoát vị.

2.4. Yếu tố di truyền, bệnh bẩm sinh

Những bất thường về cột sống, cong vẹo, gù cột sống khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó, trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh thì con cái cũng sẽ tăng khả năng bị bệnh hơn so với bình thường.

3. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1

Khi bị thoát vị đĩa đệm tại vị trí cuối thắt lưng, cột sống này, người bệnh sẽ gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây.

3.1. Đau tại vị trí thoát vị

Triệu chứng này xuất hiện sớm nhất, dễ cảm nhận được nhất. Tuỳ vào giai đoạn, tiến triển bệnh mà biểu hiện đau nhức ở mỗi người cũng khác nhau.

Đau tại vị trí thoát vị là triệu chứng điển hình khi bị thoát vị đĩa đệm L5 S1

3.2. Biểu hiện đau nhức đoạn L5 S1 theo từng giai đoạn

Giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị đau nhức thoáng qua, bệnh có thể xuất hiện đột ngột nhưng tần suất không nhiều, cơn đau cũng rất nhanh biến mất.

Tuy nhiên khi để tiến triển mức độ đau nhức sẽ dần tăng lên, người bệnh bị đau kéo dài, dữ dội hơn. Cơn đau đôi khi kèm theo tình trạng buốt hay đau lan xuống mông và sau đùi.

3.3. Hạn chế vận động

Cử động tại vị trí thoát vị đĩa đệm L5 S1 sẽ bị hạn chế, việc cúi, ngồi xuống sẽ khó khăn, đau đớn hơn. Nhiều trường hợp người bệnh không thể vặn mình, cúi người, xoay người theo ý muốn.

3.4. Triệu chứng tê bì

Người bệnh có cảm giác rần rần, đau châm chích hay tê như kiến bò từ vùng thắt lưng kéo xuống tận mông và một bên chân.

3.5. Teo cơ và yếu liệt chân

Vùng tổn thương ít được vận hành máu, dinh dưỡng đến ngoài ra do sợ đau người bệnh không dám cử động, đi lại nhiều. Chính điều này khiến cơ có nguy cơ teo nhanh hơn, dễ liệt, tàn phế…

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng nguy hiểm như không kiểm soát được đường đại, tiểu tiện, mắc bệnh tâm lý…

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống L5S1 bằng cách nào?

Giải pháp cho người bệnh nếu muốn thoát khỏi các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 S1 đó chính là:

4.1. Điều trị bằng phương pháp bảo tồn

Chủ yếu là thuốc tây y với các nhóm chính là thuốc giảm đau, thuốc giảm viêm, thuốc giãn cơ, thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp… Khi áp dụng theo phương pháp này người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ chữa bệnh từ cơ sở điều trị (đó phải là cơ sở uy tín).

Áp dụng vật lý trị liệu để trị bệnh với các liệu pháp siêu âm, chiếu tia hồng ngoại, chườm nhiệt hay kéo giãn cột sống…

Thực hiện các bài tập giúp điều trị, cải thiện, phục hồi các tổn thương tại cột sống thắt lưng.

4.2. Điều trị bằng phương pháp xâm lấn

Đó là tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp mổ hở, mổ nội soi thoát vị đĩa đệm, vi phẫu,….

Phương pháp này ít được áp dụng hơn, có thể trị các triệu chứng bệnh dứt điểm trong thời gian dài nhưng có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

5. Thoát vị đĩa đệm L5S1 nên kiêng ăn gì?

Để khắc phục bệnh thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả nhất, người bệnh nên tuyệt đối hạn chế 4 nhóm thực phẩm dưới đây:

5.1. Thức ăn nhanh và đồ chiên, rán

Nghiên cứu cho thấy, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ chứa lượng chất béo no khá lớn. Sử dụng liên tục thực phẩm này trong thời gian dài khiến chúng ta bị tích tụ năng lượng, gây nguy cơ thừa cân, béo phì. Từ đó, áp lực lên cột sống bị gia tăng, đĩa đệm trở nên yếu dần di và dễ bị tổn thương.

5.2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như tim, gan, phổi, ruột… là thực phẩm chứa hàm lượng purin cao, gây cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể. Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng các loại nội tạng động vật để tránh tình bệnh tình diễn tiến xấu đi.

Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 nên kiêng nội tạng động vật

5.3. Thịt đỏ

Trong thành phần của các loại thịt đỏ chứa nhiều chất đạm nhưng lượng canxi lại thấp. Thay vì sử dụng các loại thịt này, người bệnh nên ăn nhiều cá, rau xanh để bổ sung lượng canxi cho cơ thể, từ đó hỗ trợ sự phát triển của hệ xương.

5.4. Các chất kích thích rượu bia, cà phê, thuốc lá

Rượu, bia, thuốc lá… là các chất kích thích không tốt cho cơ thể. Các chất kích thích này có nguy cơ làm giòn xương, hao hụt canxi trong cơ thể. Đồng thời, việc lạm dụng rượu, bia, thuốc lá trong thời gian dài khiến cơ thể bị suy nhược, đẩy nhanh quá trình lão hóa hơn.

Thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Việc chủ quan, lơ là trong chế độ ăn uống dễ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng như teo cơ, viêm bao quanh khớp gây biến dạng và bại liệt.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý không nên xem thường. Do đó khi nghi ngờ hoặc phát hiện bản thân mắc phải căn bệnh này, mọi người đừng lờ đi mà hãy điều trị tích cực từ giai đoạn đầu giúp ngăn chặn diễn biến xấu của bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7