Thoát vị đĩa đệm là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý gây ra rất nhiều các khó chịu cho những người gặp phải. Đau mỏi, tê buốt, cứng đờ, hạn chế tầm vận động… ảnh hưởng không ít đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm là gì qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về đĩa đệm

Đĩa đệm cột sống là hình đĩa nằm giữa 2 cột sống, có tác dụng giống như bản lề giúp cho cột sống được vững chắc, đặc biệt giúp cơ thể vận động đoạn cổ và thắt lưng một cách trơn tru. Cấu tạo của đĩa đệm gồm 3 phần:

  • Bao xơ gồm nhiều vòng sợi collagen có độ đàn hồi cao giúp bảo vệ nhân nhầy bên trong, giữ vững cột sống, giảm sóc.
  • Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, thành phần chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. Nhân nhầy có chức năng là điểm tựa, cân bằng chấn động, giảm sóc và trao đổi dinh dưỡng
  • Tấm sụn tận cùng được cấu thành từ collagen, canxi, nước và proteoglycans, có chức năng bảo vệ sụn và xương đốt sống khỏi bị nhân nhầy chèn ép và khỏi bị nhiễm khuẩn từ xương.
Hình ảnh đĩa đệm

Đĩa đệm khỏe mạnh là tiền đề quan trọng để cấu trúc toàn bộ cột sống vững vàng. Theo nhiều nguyên nhân tình trạng đĩa đệm có thể biểu hiện tình trạng bệnh lý khác nhau như Thoái hóa đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm…

2. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là khi phần ngoài của đĩa bị vỡ hoặc mất nước và lồi ra. Khi đĩa đệm thoát vị gần thần kinh, như trong hình ảnh dưới đây, kết quả có thể là một dây thần kinh bị chèn ép. Một dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra đau, tê, ngứa ran hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân. Nhân nhầy của đĩa giống như thạch cũng có thể gây ra và kích thích dây thần kinh, gây đau thêm.

Phồng đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bên ngoài của đĩa yếu đi nhưng không rách và “phình to” ra bên ngoài. Một đĩa đệm thoát vị đĩa thực sự có thể bắt đầu từ một đĩa phồng và sau đó bị vỡ bởi một lượng lớn áp lực.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở xương sống cổ, lồng ngực hoặc thắt lưng. Vị trí của cơn đau phụ thuộc vào vị trí của đĩa đệm thoát vị. Nếu thoát vị xảy ra ở cổ, nó có thể gây ra sự đau đớn lan tỏa vào vai và cánh tay; nếu nó xảy ra ở lưng dưới, đau có thể lan tỏa xuống hông và chân. Tùy thuộc vào vị trí, nó có thể làm hỏng tủy sống.

Vị trí phổ biến nhất đối với thoát vị đĩa đệm xảy ra là ở đốt sống thắt lưng l4l5.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm l4l5

Nếu khối thoát vị đĩa đệm đủ lớn có thể gây chèn ép thần kinh, tủy sống gây ra các cơn đau mỏi, tê bì, yếu cơ… Khi khối chèn ép quá lớn có thể gây liệt, mất chức năng kiểm soát tiểu tiện.

3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nằm thẳng và di chuyển chân theo những vị trí khác nhau nhằm xác định nguyên nhân gây ra cơn đau. Ngoài ra người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra về thần kinh như:

  • Kiểm tra phản xạ
  • Sức mạnh cơ bắp
  • Khả năng đi lại
  • Khả năng cảm nhận được những tiếp xúc nhẹ hoặc rung

Trong hầu hết các trường hợp, chẩn đoán thoát vị đĩa đệm chủ yếu là thăm khám lâm sàng và tìm hiểu tiền sử bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh khác hoặc cần phải kiểm tra các dây thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể sẽ phải làm thêm một số xét nghiệm sau:

  • Chụp X quang: chụp X quang không phát hiện được thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn có thể được thực hiện để loại trừ ác nguyên nhân khác gây đau lưng, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u, các vấn đề liên quan đến cột sống hoặc xương bị gãy.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): cung cấp hình ảnh cắt ngang của cột sống và các cấu trúc xung quanh.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): được sử dụng để xác định vị trí của thoát vị đĩa đệm và xem dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Tủy đồ: một chất nhuộm màu được tiêm vào dịch não tủy sau đó chụp X quang. Xét nghiệm này có thể hiển thị áp lực trên dây thần kinh cột sống của người bệnh do thoát vị đĩa đệm hoặc do các bệnh khác.

Sau khi được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện bao gồm điều trị nội khoa (dùng thuốc), vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và phẫu thuật.

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến đau đốt sống cổ, cột sống thắt lưng, đau chân tay… và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó không nên chủ quan, cần đi khám và điều trị ngay khi phát hiện có các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm

Người bệnh cần điều trị ngay thoát vị đĩa đệm khi có biểu hiện:

  • Đau lưng kéo dài, thường là trên 1 tuần gây khó chịu và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Sau khi ngã hoặc chấn thương mà vẫn đau rất lâu mà không có biểu hiện suy giảm.
  • Ban đêm thường tỉnh giấc vì đau, khó ngủ lại, hiện tượng lặp lại thường xuyên.
  • Thỉnh thoảng đau có kèm theo sốt và sút cân.

Thông thường, Người bị thoát vị đĩa đệm được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam… uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ. .

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khi bệnh ở giai đoạn nặng

Trong trường hợp bệnh nặng, có nguy cơ gây liệt, điều trị bảo tồn từ 6 đến 12 tháng nhưng không cải thiện, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7